Hội nghị lần thứ 5, BCH Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam
Tham gia Hội nghị ngày hôm nay có các vị khách mời: ông Phạm Trung Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội vụ; bà Nguyễn Thúy Lan – Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế.
Phía Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (Hội GDCSSKCĐ Việt Nam) gồm: ông Nguyễn Hồng Quân – Chủ tịch Hội, ông Nguyễn Thiện Trưởng – Phó chủ tịch thường trực TW Hội, các ông bà là PCT Hội, các trưởng phó, ban chuyên trách, các văn phòng đại diện, các tổ chức cá nhân trực thuộc Hội.
Hội nghị lần 5 diễn ra dưới sự điều hành của Đoàn chủ tịch gồm các ông bà: Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân, các PCT: Nguyễn Thiện Trưởng, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Võ Kỳ Anh, Vũ Việt Anh, Lù Văn Que, Phạm Lê Tuấn.
Toàn cảnh Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân đã gửi lời chúc mừng sức khỏe, chúc mừng năm mới đến tất cả các thành viên tham gia Hội nghị. Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân cho biết: “Năm 2020 là năm đất nước có nhiều sự kiện. Các địa phương tiến hành Đại hội Đảng các cấp chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đại dịch COVID-19 và bão lũ lụt miền Trung gây hậu quả hết sức nặng nề cho kinh tế xã hội, đời sống và sức khỏe của nhân dân.
Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân phát biểu khai mạc.
Trong tình hình chung đó, Hội GDCSSKCĐ Việt Nam đã kịp thời chỉ đạo đổi mới phương thức hoạt động, vừa chấp hành nghiêm các quy định trong phòng chống đại dịch COVID-19, vừa triển khai đẩy mạnh hoạt động Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng và tham gia và các hoạt động truyên truyền cũng như vận động cộng đồng phòng chống đại dịch COVID, và đã đạt kết quả khá toàn diện”.
Đoàn chủ tịch điều hành Hội nghị.
Theo đó, Hội GDCSSKCĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Hội khóa II với chủ đề “Đẩy mạnh công tác phát triển Hội, xây dựng Hội vững mạnh toàn diện, hướng về cơ sở, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức và nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.
Phó chủ tịch thường trực TW Hội Nguyễn Thiện Trưởng đã thay mặt báo cáo các hoạt động đã đạt được và phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Theo đó:
Các hoạt động đã đạt được:
Thứ nhất, các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Tích cực tham gia công tác phòng chống đại dịch COVID-19: Hội đẩy mạnh hoạt động GDCSSKCĐ với khẩu hiệu là “chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng – phòng chống đại dịch Virus COVID-19”; nhiều đơn vị ngoài hoạt động GDCSSKCĐ, đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, tham gia tuyên truyền và vận động cộng đồng hiểu rõ nguy cơ đại dịch, thực hện nghiêm các quy định phòng chống; đồng thời hăng hái vận động các các tổ chức cá nhân hảo tâm hỗ trợ tài trợ vật chất (vật tư y tế, gạo, thực phẩm…), kinh phí để ủng hộ, động viên, giúp đỡ hỗ trợ cho các lực lượng tuyến đầu phòng chống đại dịch (Y bác sĩ, quân đội, công an) và nhân dân các vùng khó khăn.
Tích cực triển khai Đề án, dự án về CSSK cộng đồng: Hội đã xây dựng và đang từng bước triển khai Đề án “Góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở”, và “Dự án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng”.
Công tác tuyên truyền – giáo dục về CSSKCĐ được đẩy mạnh: Ngoài tuyên truyền trực tiếp, công tác tuyên truyền giáo dục được Hội tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống báo chí truyền hình, phát thanh, trang thông tin điện tử... đã góp phần tuyên truyền được rộng rãi về các hoạt động GDCSSKCĐ, cũng như quảng bá hình ảnh của Hội.
PCT Nguyễn Thiện Trưởng trình bày báo cáo hoạt động Hội.
Nội dung truyền thông, tư vấn, giáo dục được tập trung là giáo dục những kiến thức về sức khỏe; kiến thức và phương pháp về tự bảo vệ và tự chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; về chế độ dinh dưỡng, ăn uống, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm; về bảo vệ môi trường...; với từng đối tượng, việc chăm sóc sức khỏe có sự đi sâu theo các chuyên đề cụ thể như: dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe, kiểm soát đường huyết và phòng ngừa bệnh đái tháo đường, về các bệnh về cơ xương khớp và bệnh về tim mạch v.v... hướng dẫn tập luyện các bài thể dục dưỡng sinh – vận động dưỡng sinh, vận dụng y học cổ truyền trong đẩy lùi bệnh tật.
Hội đã ký kết hợp tác trong công tác truyền thông về sức khỏe với Truyền hình thực tế HD-TV để cho ra mắt kênh truyền hình VACHE-TV, hợp tác với Công ty Sao Đại Việt truyền thông trên mạng youtube, với chi hội Điện ảnh người Sài Gòn phát hình trên trang thông tin điện tử của Hội, với trang mạng TikTok...
Nổi bật trong công tác truyền thông phản ánh về hoạt động GDCSSKCĐ của các đơn vị trong Hội và quảng bá hình ảnh của Hội là Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng, Trung tâm tư vấn hỗ trợ CSSK người cao tuổi, Công ty truyền thông CSSK Sao Đại Việt, Chi hội đầu tư sức khỏe cộng đồng, Công ty truyền thông sức khỏe Việt Nam Bellring, Truyền hình thực tế HD-TV, …
Tích cực nghiên cứu, hướng dẫn phố biến kiến thức về giáo dục sớm trẻ em: Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người - IPD trực thuộc Hội đã nỗ lực nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, liên kết hợp tác tổ chức các trường thực nghiệm, thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ nhằm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn áp dụng rộng rãi các kiến thức, kỹ năng giáo dục sớm cho cộng đồng. Ngày 26/11/2020, Viện IPD đã tổ chức thành công Hội thảo toàn quốc “Giáo dục sớm nâng cao năng lực trẻ em những năm đầu đời. Lý luận và thực tiễn”.
Trung ương Hội và các đơn vị đã phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện: Trong năm 2020, Hội và các đơn vị đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện để cổ vũ phong trào tự chăm sóc sức khoẻ chủ động và động viên lực lượng trực tiếp tham gia vào sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng như: phối hợp với các cấp các ngành, các đơn vị, địa phương tổ chức các sự kiện: “Vì sức khỏe người Việt”; “Vinh danh thầy thuốc vì sức khỏe cộng đồng”, “Chung tay chăm sóc sức khỏe cộng đồng”; chương trình Truyền thông “thầy thuốc Việt Nam vì sự nghiệp phát triển y học, thương hiệu vàng chăm sóc sức khỏe sác đẹp”. Đặc biệt là phối hợp với các địa phương tổ chức tốt các “Ngày hội sức khỏe người cao tuổi”, tổ chức các “Giải bóng chuyền hơi” cho người trung cao tuổi, tổ chức mở các lớp đào tạo trọng tài các môn thể thao – văn hóa…
Công tác phản biện xã hội: phản ánh những thực tiễn công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp ý xây dựng các chủ chương, chính sách của Nhà nước được Lãnh đạo Hội quan tâm thúc đẩy. Hội đã quy tụ được một số chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp để cùng đồng hành với Hội trong nhiệm vụ này.
Công tác Thi đua khen thưởng: Hội coi đây là biện pháp quan trọng để động viên khích lệ cán bộ hội viên cùng đồng tâm hiệp lực trong tiến hành công tâc GDCSSKCĐ, nên được lãnh đạo Hôi quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời.
Ông Hạ Bá Thành - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trình bày báo cáo.
Hoạt động từ thiện được các đơn vị trong Hội tiến hành tích cực: Các đơn vị đã chủ động tổ chức quyên góp vật tư, kinh phí, tổ chức đưa đến các điểm nóng về covid, các vùng bị lũ lụt nặng nề, góp phần cùng với cộng động giúp đỡ động viên lực lượng tuyến đầu phong chống covid và đồng bào bị thiệt hại như: Hỗ trợ vật tư phòng chống covid, quần áo, chăn màn, sách vở, đồ ăn; tổ chức tư vấn và chăm sóc sức khỏe, vận động mổ mắt từ thiện miễn phí, xây dựng cầu qua sông suối, kênh rạch;... với giá trị hàng tỷ đồng
Thứ hai, công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng và phát triển tổ chức Hội:
Hoạt động của Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội được duy trì đúng nguyên tắc và quy chế hoạt động, có sự phân cấp, phân công trách nhiệm cụ thể, tạo được sự chủ động trong chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thường xuyên có sự bổ sung củng cố nhân sự, để trực tiếp đảm nhiệm các công việc theo yêu cầu hoạt động của Hội. Năm 2020, qua các hội nghị Thường vụ, Hội đã đề nghị: Bổ sung 07 vị vào Ban CHTW và 02 vụ vào Ban Thường vụ Trung ương Hội; Đề nghị cho 5 vị thôi tham gia Ban Thường vụ Trung ương Hội do không có điều kiện tham gia và theo đề nghị của các cá nhân, đồng thời đề nghị Ban CHTW ghi nhận những đóng góp của các vị trong thời gian qua.
Thường xuyên chấn chỉnh, củng cố hoạt động Cơ quan Trung ương Hội theo tinh thần đổi mới, sáng tạo, tinh gọn, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chỉ đạo của Thường trực Trung ương Hội.
Ông Phạm Trung Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội vụ phát biểu.
Văn phòng Trung ương Hội liên tục được chấn chỉnh, củng cố, đã ngày càng đáp ứng yêu cầu. Văn phòng đại diện Hội tại Đà Nẵng đã tổ chức lại nhân sự, trụ sở, có dấu pháp nhân và đang tích cực triển khai hoạt động. Văn phòng đại diện Hội tại thành phố Hồ Chí Minh ổn định lại trụ sở, củng cố nhân sự và đẩy mạnh việc kết nối, tập hợp các cá nhân, tổ chức tự nguyện tham gia Hội; đồng thời giúp Trung ương Hội trong việc quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị và hội viên khu vực phía Nam.
Các Ban chuyên môn Trung ương Hội được thành lập gắn với từng lĩnh vực hoạt động GDCSSKCĐ, lãnh đạo các Ban đều là các vị Ủy viên Thường vụ. Tuy nhiên, số lượng Ban thì nhiều, song rất ít Ban phát huy được vai trò, hiệu quả và có đóng góp cho hoạt động của Hội. Hoạt động tích cực có các Văn phòng, các Ban Tuyên truyền – Giáo dục, Ban Sức khỏe môi trường, Ban Công tác xã hội.
Tạp chí Sức khỏe cộng đồng được chuyển đổi theo đúng quy hoạch, tiếp tục phát triển ổn định, ra các số tạp chí đúng kỳ, có chất lượng, đẹp; bám sát và cập nhật tình hình hoạt động cũng như quảng bá hình ảnh của Hội.
Công tác phát triển hội viên được xác định là trách nhiệm của mọi thành viên trong Hội: Việc thành lập mới các đơn vị được Hội quan tâm và triển khai tích cực, đúng quy định của Hội và của pháp luật. Ngoài việc trực tiếp thành lập, Hội đã quy tụ, tập hợp kết nạp được hàng trăm các tổ chức Hội địa phương, chi hội, câu lạc bộ với hàng triệu hội viên. Thực hiện chủ trương cấp phát thẻ hội viên gắn với quyền lợi tham gia sàn thương mại điện tử Alosức khỏe.vn, Chủ tịch Hội đã quyết định ban hành Quy chế về cấp phát, quản lý và sử dụng thẻ hội viên; cơ quan đã có hướng dẫn và cùng với Ban kết nối-phát triển cộng đồng tổ chức quán triệt chủ trương và hướng dẫn trực tiếp và online 3 buổi đến hầu hết các đầu mối đơn vị.
Hội tích cực chỉ đạo chấn chỉnh tổ chức, nhân sự và đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị pháp nhân và không pháp nhân trực thuộc (như các Viện, Trung tâm, chi hội, câu lạc bộ), các đơn vị thành viên, tỉnh Hội.
Phó chủ tịch Vũ Việt Anh trình bày tham luận tại Hội nghị.
Tăng cường quan hệ với các cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan, các địa phương để nhận sự chỉ đạo và phối hợp triển khai hoạt động: Hội đã nhận được nhiều ý kiến chỉ đạo sâu sắc của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Y tế từ các cuộc làm việc với Hội. Hội đã ký kết Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2019 – 2026 với Bộ Y tế, đây là cơ sở quan trọng để Hội có các điều kiện phối hợp với các cấp các đơn vị trong ngành y tế triển khai rộng rãi các hoạt động GDCSSKCĐ đến các địa phương cơ sở.
Công tác kiểm tra: Do tính chất hoạt động của Hội là trên cơ sở vận động xã Hội, tình nguyện, các đơn vị hầu hết đều có pháp nhân và trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội với vai trò theo dõi, nhắc nhở, động viên, phát huy thế mạnh và sự tự nguyện tham gia của các đơn vị là chủ yếu, vì vậy, công tác kiểm tra được thực hiện trong pham vi nhất định.
Những tồn tại trong quá trình hoạt động vừa qua
Hội nghị diễn ra trong không khí tập trung, trách nhiệm.
Nhiều vấn đề tồn tại cần phải tiếp tục khắc phục để đưa Hội phát triển một cách vững chắc, mạnh mẽ hơn bao gồm:
Nhận thức và trách nhiệm đối với sự nghiệp GDCSSKCĐ của nhiều cán bộ, hội viên, ở cả cơ quan Trung ương và các đơn vị, địa phương chưa thật đầy đủ.
Một số vị Ủy viên Thường vụ cũng như Ủy viên Trung ương Hội còn chưa thật sự quan tâm cũng như xác định trách nhiệm đối với hoạt động của Hội, đến công việc chung cũng như công việc được phân công; sắp xếp thời gian, công việc riêng để tham gia các công việc, các hội nghị do Hội tổ chức còn hạn chế.
Lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc, lãnh đạo một số tỉnh Hội GDCSSKCĐ chưa thật sự tâm huyết và chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của sự nghiệp cũng như trách nhiệm mà mình đảm nhận; xác định nội dung, phương pháp công tác còn bất cập, đã để xảy tình trạng đơn vị không hoạt động trong một thời gian dài hoặc thậm chí xin tự giải thể đơn vị, trong khi việc thành lập một đơn vị không hề dễ dàng.
Hoạt động của bộ máy cơ quan Trung ương Hội còn nhiều hạn chế. Lãnh đạo nhiều Ban chưa chủ động tổ chức triển khai hoạt động theo chức năng nhiệm vụ, chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn hoạt động của Hội đặt ra, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động chung của Hội.
Nhiều lĩnh vực mà Hội có tiềm năng chưa được triển khai như các lĩnh vực về nghiên cứu đào tạo, phát triển y học cổ truyền, sức khỏe môi trường, phản biện xã hội... Vì vậy, để Hội tiếp tục phát triển đòi hỏi sự chung tay, tâm huyết, năng động và tích cực của tất cả các cán bộ, hội viên trong toàn Hội.
Phương hướng hoạt động trong thời gian tới: Hoạt động của Hội tập trung vào những mặt công tác chính sau đây:
Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Hội theo hướng tinh gọn, năng động, linh hoạt, hiệu quả. Tiếp tục thí điểm xây dựng mô hình Trung tâm tại cấp huyện với những nhiệm vụ chức năng được mở rộng phù hợp.
Các đại biểu làm việc tích cực.
Đẩy mạnh công tác phát triển hội viên. Vận động, quy tụ các cá nhân, tập thể, tổ chức liên quan đến các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng đồng tâm hiệp cùng với Hội trên tinh thần tự nguyện. Chú trọng vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây dựng và phát triển Hội. Trước hết là giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho các cấp, các ngành và của mọi người, mọi lứa tuổi về sức khỏe và về việc tự bảo vệ, chăm sóc - nâng cao sức khoẻ, phòng chống và đẩy lùi bệnh tật.
Tích cực hợp tác với các cơ quan truyền hình, phát thanh, các mạng xã hội trong công tác tuyên truyền. Xây dựng tạp chí Sức khỏe cộng đồng vững mạnh, phát triển xứng đáng là cơ quan ngôn luận và là chỗ dựa của Hội
Mở rộng các hình thức, phương thức, các lĩnh vực hoạt động Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng (lĩnh vực phát triển y học cổ truyền; sức khỏe môi trường, đào tạo). Đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn áp dụng rộng rãi kiến thức, kỹ năng về khoa học giáo dục sớm trẻ em trong cộng đồng.
Triển khai rộng rãi đến cơ sở và từng bước đi vào chiều sâu chương trình phối hợp với Bộ Y tế, đề án “Góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở” và dự án “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng”. Coi đây là những nội dung hoạt động xuyên suốt của sự nghiệp GDCSSKCĐ.
Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành chức năng để tranh thủ ý kiến chỉ đạo và sự giúp đỡ. Ký kết chương trình phối hợp với các tổ chức đoàn thể để cùng triển khai sự nghiệp GDCSSKCĐ đến các đối tượng, các địa phương.
Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế để giới thiệu về sự nghiệp GDCSSKCĐ và hoạt động của Hội, kêu gọi và tiếp nhận sự phối hợp và sự hỗ trợ giúp đỡ.
Phát huy tiềm năng thế mạnh của đội nghũ cán bộ khoa học trong Hội, tổ chức nhiều các sự kiện, hội thảo, diễn đàn khoa học trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tập hợp lực lượng, đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội, để Hội có tiếng nói chất lượng, hiệu quả vào việc phản ánh thực tế cũng như và có đóng góp vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Chuẩn bị các mặt cho việc chuẩn bị và tổ chức Đại hội lần thứ ba của Hội.
Công tác chuẩn bị tập trung nghiên cứu bổ sung sửa đổi Điều lệ, rà soát chuẩn bị nhân sự. Xây dựng quy chế, tiêu chí, tiêu chuẩn tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội. Thành lập các bộ phận để triển khai việc chuẩn bị cho Đại hội 3.
Tích cực tìm kiếm nguồn kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho các hoạt động cần thiết và sự phát triển của Hội. Thành lập “Quỹ vì sức khỏe cộng đồng” và từng bước đưa quỹ đi vào hoạt động.
Tiếp đó, ông Hạ Bá Thành - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đã trình bày các báo cáo kiểm tra trong năm qua. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra không nhận được bất cứ đơn thư khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến tổ chắc, cá nhân của Hội mà chỉ nhận được phản ánh về sai sót, khuyết điểm trong tổ chức nhân sự, hoạt động tài chính của giám đốc trung tâm, chi hội trưởng… Năm 2020, công tác kiểm tra tập trung giám sát tình hình chấp hành điều lệ và các quy định của Trung ương Hội.
Đoàn chủ tịch chú ý lắng nghe các tham luận, phát biểu.
Sau khi lắng nghe trình bày báo cáo của Trung ương Hội và Ủy ban kiểm tra, Ông Phạm Trung Giang – Vụ phó Vụ Tổ chức phi Chính phủ - Bộ Nội vụ cũng đã phát biểu và đề xuất một số ý kiến. Theo đó, để Hội tiếp tục phát triển và hoạt động có hiệu quả, Hội cần tuân thủ nguyên tắc, tổ chức hoạt động của Hội, không vi phạm những quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy chế của Hội như quy chế quản lý tài sản tài chính, quy chế về thi đua khen thưởng… Nâng cao chất lượng hoạt động và vai trò quản lý của BLĐ, BCH, UBKT. Rà soát và cân nhắc thành lập các tổ chức của Hội, xem xét giải thể các tổ chức hoạt động không hiệu quả, khuyến khích việc phát triển Hội viên theo nguyên tắc. Đặc biệt, kiến nghị Hội cập nhật các dữ liệu của Hội liên quan đến hoạt động nội vụ trên mạng thông tin mà Bộ Nội vụ đã cấp tài khoản cho Hội.
Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân tặng bằng khen cho các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động Hội.
Tại Hội nghị, các ý kiến tham luận, phát biểu của các thành viên đã được trình bày một cách sôi nổi, các ý kiến đều xoay quanh các giải pháp kiến nghị để hoạt động Hội ngày càng phát triển và ghi nhận các thành tựu đã đạt được trong năm qua.
Đặc biệt, trong phần tham luận, Phó chủ tịch Hội Vũ Việt Anh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy mạnh mẽ vai trò của các "cộng đồng cơ sở” trong thực hiện sự nghiệp giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Theo đó, “cộng đồng cơ sở” là các đơn vị cơ sở trong các tổ chức, trong mỗi địa phương, đây chính là nơi trực tiếp gắn bó với mọi người, mọi nhà; nơi trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện hoạt động Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Một khi các cộng đồng cơ sở, cộng đồng dân cư cùng đồng tâm hiệp lực thực hiện, chắc chắn sự nghiệp sẽ thành công.
Trên cơ sở đó, PCT Vũ Việt Anh cho rằng đây là một trong những nhiệm vụ chiến lược để xây dựng và phát triển Hội trong thời gian tới. Ông kiến nghị các ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội cần quan tâm, nêu cao trách nhiệm thực hiện xây dựng tổ chức Hội, cần tìm và giới thiệu nhân sự tham gia bộ máy tổ chức Hội tại địa phương, đặc biệt nhân sự lãnh đạo cho các tổ chức ở cơ sở. Đồng thời, ông cũng kiến nghị trong công tác chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ III (2021-2026) cần đưa nhiệm vụ này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong của Nhiệm kỳ tới.
Nối tiếp chương trình, dựa trên quy chế thi đua, khen thưởng, nhiều tập thể, cá nhân đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã được ghi nhận và tặng bằng khen.
Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân tổng kết các ý kiến đóng góp.
Đồng thời, dưới sự biểu quyết, tán thành 100% đại biểu thống nhất các thay đổi về mặt nhân sự.
Kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân đã gửi lời cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của các đại biểu để rút kinh nghiệm và sẽ thảo luận đưa ra các biện pháp khắc phục trên tinh thần trách nhiệm cao để hoạt động Hội ngày càng phát triển và vững mạnh.
Sau thời gian làm việc tập trung, nghiêm túc với tinh thần và trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Hội GDCSSKCĐ Việt Nam đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Dưới đây là một số hình ảnh của Hội nghị:
Dương Nhung
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am