Hội nghị triển khai Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã tham dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành; đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Y tế, đại diện Sở Y tế 63 tỉnh/thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, y tế các Bộ, Ngành và các Hội, tổ chức của, vì người Khuyết tật.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã tham dự và chủ trì Hội nghị
Trong nhiều năm qua, Công tác Phục hồi chức năng được Quốc hội, Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức quan tâm, chú trọng đầu tư và phát triển nên đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Đến nay, chúng ta cơ bản đã hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về Phục hồi chức năng & Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn về Phục hồi chức năng & Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tổ chức hệ thống, mạng lưới, nhân lực, năng lực phục hồi chức năng ngày càng được củng cố và phát triển; các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người dân và trợ giúp người khuyết tật ngày được tăng cường và ngày càng phát huy hiệu quả.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu được của hệ thống y tế hoàn chỉnh. Phục hồi chức năng là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mạn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế. Đảm bảo người khuyết tật và người có nhu cầu phục hồi chức năng được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục, công bằng để nâng cao sức khỏe và phát triển xã hội bền vững.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị
Hiện tổ chức mạng lưới PHCN củng cố và phát triển từ trung ương đến địa phương: 02 bệnh viện/trung tâm PHCN tuyến trung ương; 38 bệnh viện PHCN tuyến tỉnh và 25 Bv PHCN thuộc các Bộ ngành, trong đó BV thuộc Bộ LĐTBXH chiếm phần lớn; 550 khoa PHCN thuộc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến trung ương, tỉnh, huyện. có trên 9.000/11.000 xã phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng; khoảng 25% số xã cung cấp dịch vụ PHCN tại xã và PHCN dựa vào cộng đồng.
Năng lực chuyên môn kỹ thuật ngày càng phát triển và nâng cao. Dịch vụ PHCN được cung cấp ở tất cả các tuyến chăm sóc sức khỏe (CSSK); Hiện tại BYT và SYT đã cấp chứng chỉ hành nghề PHCN cho 2.431 cá nhân. Trong số đó, có 1.721 kỹ thuật viên.
Số liệu từ hệ thống đào tạo chính quy cho thấy có khoảng 7.200 người được đào tạo về PHCN, trong đó: VLTL (khoảng 6.500), HĐTL (khoảng 50), NNTL (khoảng 180) và P&O (khoảng 500).
Tuy nhiên, ngành phục hồi cũng gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất đa số còn chật hẹp, thiếu các trang thiết bị hiện đại, nhiều cơ sở PHCN chưa tiếp cận với người khuyết tật: chưa có lối đi cho người đi xe lăn, chưa có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu; nhân lực PHCN còn thấp so với thế giới 0,25 cán bộ PHCN/10.000 dân, trong khi Tổ chức y tế khuyến cáo là 0,5-1 cán bộ PHCN/10.000 dân.
Hiện nay, tại đã có 10 địa phương sáp nhập bệnh viện phục hồi chức năng vào bệnh viện y học cổ truyền làm giảm số lượng Bệnh viện phục hồi chức năng. Thiếu sự phối hợp, liên kết trong hoạt động chuyên môn; thiếu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn đối với cơ sở phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành khác quản lý;
Các kỹ thuật can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng chưa được bảo hiểm y tế hỗ trợ, là gánh nặng với người khuyết tật và gia đình;
Kinh phí thực hiện phục hồi chức năng cho người khuyết tật của các địa phương hầu như chưa bố trí hoặc nếu có thì rất ít địa phương bố trí kinh phí, nhất là công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng…

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia
Để từng bước tháo gỡ những khó khăn của hệ thống PHCN, ngày 01 tháng 11 năm 2019 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW của về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư là cơ sở quan trọng để Bộ Y tế triển khai xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để triển khai hiệu quả Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, GS.TS Trần Văn Thuấn đề nghị Các Bộ, Ban, ngành, địa phương, các cơ quan trung ương và địa phương, các tổ chức có liên quan nghiên cứu và triển khai các nội dung sau:
1. Chỉ đạo triển khai Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ. Đối với địa phương, đề nghị đưa các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện Chương trình vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Nghiên cứu, bám sát quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện, nhiệm vụ cụ thể của các Bộ ngành địa phương, cơ quan đơn vị mình để xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình phù hợp (BYT đã có công văn 4560/BYT-KCB ngày 20/7/2023 hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch).
3. Bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thực hiện lồng ghép Chương trình này với các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án khác để triển khai thực hiện tại địa phương.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
5. Tổ chức, theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình. Định kỳ hằng năm, gửi báo cáo theo hướng dẫn về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nguyễn Trang - Ảnh: Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hai ông lớn bất động sản và y tế hợp tác xây dựng bệnh viện nghìn giường, khám chữa bệnh đa khoa và chuyên sâu ung bướu công nghệ cao
Là khu đô thị xanh, hiện đại bậc nhất TP.HCM Hồ Chí Minh, Công ty Phú Mỹ Hưng đã dành “khu đất vàng” đắt giá để chào đón Hệ thống BVĐK Tâm Anh đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đại nghìn giường với công nghệ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiện ích phục vụ cư dân khu đô thị và người dân thành phố.April 19 at 10:18 am -
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am