Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ trong quản lý và chăm sóc sức khỏe cộng đồng"
Hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2023) và nằm trong chuỗi các sự kiện, hoạt động lớn của Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhằm hướng tới kỉ niệm 15 năm thành lập Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (25/12/2023).
Tham dự Hội thảo, về phía Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (GDCSSKCĐ) có PGS.TS Nguyễn Thị Chính – Phó Chủ tịch Hội, Trưởng ban Khoa học Công nghệ Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam; TTND.TS.BS.Lê Thị Hằng - Phó Chủ tịch Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Nguyễn Mạnh Thản - Phó Chủ tịch Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam; Đại tá Tạ Quang Vinh - Tổng Thư ký Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam; Cùng các ông, bà trong Ban Thường vụ, Trưởng các ban chức năng Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam.
Về phía Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng có GS.TSKH.Danh y Triệu Hải - Chủ tịch Hội sáng lập các viện nghiên cứu, ứng dụng y học cổ truyền và dưỡng sinh Việt Nam, Tổng Giám đốc Hiệp hội Kinh lạc thao Việt Nam, Cố vấn khoa học của Viện; Bà Trần Thị Hằng - Chủ tịch HĐQL Viện; TS.BS CK2 Lê Quang Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng; TS Trịnh Mạnh Tuyên - Phó Chủ tịch HĐQL, Phó Viện trưởng TT Viện; Bà Trương Gia Băng - Phó Viện trưởng; Bà Phùng Thị Phương Thuý - Phó Viện trưởng; Bà Đặng Thị Thoa - Trưởng Ban quản lý và triển khai đề án 919 của Viện.
Về phía đại biểu khách mời có ông Dương Trung Quốc - Nguyên Đại biểu Quốc Hội; TTND.GS.TS Trương Việt Bình - Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam; Mr Jun Bong Woo - Giám đốc Công ty tư vấn, thiết kế và kêu gọi đầu tư dự án Hàn Quốc, đối tác đồng hành với Viện trong các dự án; Sa môn Thích Minh Tịch - Pháp Bảo khỏe; Bà Nguyễn Thị Anh Đào - Phó Chủ tịch Liên hiệp hợp tác xã tiêu dùng Việt Nam (VCCU).
Phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học, TS.BS CK2 Lê Quang Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng chia sẻ: "Trong thời đại 4.0, khoa học công nghệ tác động vào hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Công nghệ đã giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt thông qua nhiều phát kiến liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Trong bối cảnh các bệnh viện ngày càng quá tải, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và chăm sóc sức khỏe mang một ý nghĩa vô cùng lớn, giúp thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người trên toàn cầu. Chính vì vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn là hoạt động trọng tâm và mũi nhọn của Viện".
Theo TS.BS CK2 Lê Quang Minh, Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ trong quản lý và chăm sóc sức khỏe cộng đồng" đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học từ các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, nhà quản lý các cấp và nhà hoạch định chính sách. Sáng kiến tổ chức Hội thảo cho thấy, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng không chỉ là mối quan tâm riêng của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương mà cần có sự quan tâm, chung tay của cộng đồng các tổ chức Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân vì sức khoẻ cộng đồng…
Tại Hội thảo, TS.BS CK2 Lê Quang Minh đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận và đề ra các giải pháp đột phá để đưa công nghệ vào công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng theo 3 nhóm vấn đề:
Thứ nhất, công nghệ quản lý sức khỏe: Các giải pháp hay các công cụ phần mềm (phát triển trên công nghệ: máy chủ, điện toán đám mây, công nghệ blockchain…) ứng dụng vào công tác quản lý chuỗi quy trình khám, chữa bệnh và chi trả bảo hiểm y tế một cách công khai, minh bạch, tiết kiệm, tái sử dụng và hiệu quả cao.
Thứ hai, công nghệ kỹ thuật y sinh: Những nghiên cứu để phát triển những thiết bị, công cụ, thuật toán, quy trìnhvà hệ thốngmới, để cải tiến hoặc đưa ra các giải pháp phân tích, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn, chính xác hơn và an toàn hơn. Điển hình như: công nghệ ion âm, cộng hưởng từ, điện sinh học, công nghệ sóng cao tần, công nghệ điện châm, công nghệ thuỷ phân,…
Thứ ba, công nghệ sản xuất, bảo quản các dược phẩm: Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và bảo quản các dược phẩm, điển hình như: công nghệ nano, công nghệ cơ lượng tử, công nghệ chiết xuất nghiền sinh học Criozen ở điều kiện âm sâu độ C, công nghệ điện phân, công nghệ hút chân không, công nghệ bức xạ…
"Hy vọng rằng, với các đóng góp của các quý vị đại biểu, Hội thảo sẽ chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi giúp các cá nhân, tổ chức càng hoàn thiện các phát kiến sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình hơn. Cũng thông qua diễn đàn này, Viện chúng tôi có thể tìm ra các ứng dụng khoa học, các sản phẩm công nghệ đột phá để cung ứng vào chuỗi Trung tâm CSSKCĐ và Đề án chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của Viện trên phạm vi toàn quốc", TS.BS CK2 Lê Quang Minh bày tỏ.
Thay mặt Lãnh đạo Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam tới dự Hội thảo thường niên của Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, TTND.TS.BS.Lê Thị Hằng - Phó Chủ tịch Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam cho biết, trong xã hội hiện đại, vai trò của khoa học - công nghệ (KH&CN) ngày càng trở nên quan trọng. Những tiến bộ như vũ bão của KH&CN trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ Nano, tự động hoá... đã làm thay đổi căn bản về tư duy và chiến lược của nhiều quốc gia.
Trong xu thế ấy, bất kỳ quốc gia nào khi xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cũng phải chú ý tới vai trò đặc biệt của KH&CN và mối quan hệ mật thiết của chúng đối với tăng trưởng và phát triển. Y - Dược là một ngành khoa học, một khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khoẻ cho con người - mục tiêu và động lực của quá trình phát triển. Trong những năm qua, Y học đã có những bước phát triển nhanh, vượt bậc, đó là nhờ có vai trò không nhỏ của việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào y tế phòng, khám chữa bệnh, sản xuất thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế.
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sẽ giúp Y học có nhiều đột phá mới trong chẩn đoán và điều trị góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người.
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thay đổi sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của xã hội và văn hóa hiện đại. Từ việc thay đổi quy trình làm việc, học tập truyền thống cho đến các hành vi, thói quen chăm sóc sức khỏe. Sự quá tải của hệ thống y tế khi số lượng bệnh nhân gia tăng không ngừng đã thúc đẩy, buộc ngành y tế phải liên tục cải thiện, mở rộng khả năng tiếp cận với nhiều người hơn, đạt được mục tiêu về y học chính xác và nâng cao kết quả điều trị. Trải qua đại dịch toàn cầu, các tổ chức chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã có những điều chỉnh nhất định và nhận ra rằng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là xu thế tất yếu của thời đại.
Ứng dụng công nghệ làm giảm áp lực lên chuỗi cung ứng sản phẩm, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh thuận tiện, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả bệnh nhân và cơ sở y tế. Ứng dụng công nghệ trong quản lý và chăm sóc sức khỏe cộng đồng bao gồm việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giáo dục chăm sóc, theo dõi quản lý sức khỏe cộng đồng và truyền bá rộng rãi công nghệ để mọi người dân có thể tự chăm sóc sức khỏe chủ động và nắm rõ quy trình trong việc thực hành theo dõi, phòng bệnh và khám, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, để kịp thời tiếp thu và phát huy giá trị của các ý kiến chia sẻ, tham luận tại Hội thảo, từng bước hiện thực hóa ứng dụng đưa vào cuộc sống và hoạt động của Hội GDCSSKCĐ Việt Nam, TTND.TS.BS.Lê Thị Hằng đề nghị Ban Lãnh đạo Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng tập trung một số nội dung sau:
1. Tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, các giải pháp cụ thể được nêu ra tại Hội thảo này để lập kế hoạch triển khai thực hiện; đồng thời tổng hợp những vấn đề cần kiến nghị với Trung ương Hội, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng của Nhà nước trong thời gian sớm nhất.
2. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tham mưu đề xuất cho Trung ương Hội triển khai các đề tài khoa học về giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt các ứng dụng giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe cộng đồng đặc biệt cho người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp để họ có thể tận dụng các ứng dụng mới theo dõi tình trạng và thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh; Xây dựng các ứng dụng chăm sóc sức khỏe thể chất, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân, tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn chuyên khoa... giúp mọi người theo dõi sức khỏe một cách thường xuyên, thuận tiện ngay tại nhà.
3. Tập trung nguồn lực thực hiện thật hiệu quả Đề án 919 đã được phê duyệt.
4. Tăng cường hợp tác với các đơn vị trực thuộc Hội và các đối tác khác.
5. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, hợp tác, tôn trọng sự đóng góp của mỗi cá nhân trong Viện, đặc biệt là thật thà đoàn kết nội bộ “Đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công đại thành công”.
Trong khuôn khổ Hội thảo, các diễn giả sẽ tham luận những nội dung liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong điều trị bệnh lý, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng như: Tin học ứng dụng trong quản lý bệnh nhân tại phòng Chẩn trị y học cổ truyền Phùng Gia Đường; Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong quản lý hồ sơ bệnh án điện tử; Đánh giá tác dụng của điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với siêu âm trị liệu điều trị đau cột sống thắt lưng; Liệu pháp ánh sáng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp; Chuyển đổi số trong y tế: Thách thức - Định hướng và lợi ích của người dân;...
Ngoài ra, tại Hội thảo, các doanh nghiệp cũng có cơ hội trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, các thiết bị công nghệ chăm sóc sức khỏe được đông đảo khách tham dự quan tâm.
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 8:20 pm -
Mỡ tự thân - Nguồn tế bào gốc vô giá trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Tế bào gốc từ mô mỡ phát triển từ các tế bào trung mô và có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học và khoa học sinh học, bao gồm y học tái tạo và phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am