Hơn 5%-10% trẻ em bị rối loạn đọc

Rối loạn học tập có nhiều dạng khác nhau như rối loạn đọc, rối loạn viết, rối loạn tính toán, rối loạn không đặc hiệu khác... Chứng rối loạn này làm ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ.
09/11/2020 08:48

Chứng rối loạn học tập ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ. Khi bé không có khả năng đọc, viết hay sắp xếp từ ngữ sẽ giảm đi cơ hội phát triển và khả năng tư duy chậm hơn những đứa trẻ bình thường. 

Rối loạn học tập có nhiều dạng khác nhau như rối loạn đọc, rối loạn viết, rối loạn tính toán, rối loạn không đặc hiệu khác. Những bé bị rối loạn học tập sẽ bị một hoặc nhiều dạng khó khăn về học tập.Tại hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XIII diễn ra tại TPHCM vào ngày 6/11, bác sĩ Khánh Vân, Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết trong các dạng rối loạn học tập thì chứng rối loạn đọc khá phổ biến, chiếm tới 80% và có đến 5% - 10% trẻ em có thể bị ảnh hưởng. Trẻ bị rối loạn đọc có thể do di truyền và môi trường. 

tre-em-viet-nam-bi-roi-loan-_211604665052

Chứng rối loạn học tập khiến trẻ bị rối loạn một hay nhiều quá trình tâm lý cơ bản liên quan đến việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ nói, nghe, hiểu, đọc, viết hay suy luận và tính toán theo phương pháp thông thường gây ra bởi một hoặc nhiều yếu tố.

Tuy chứng rối loạn học tập ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của trẻ, nhưng rất ít phụ huynh để ý tới bệnh này.

Trẻ bị rối loạn học tập thường có các biểu hiện như khó khăn khi đọc thuộc lòng bảng chữ cái, nhớ tên các chữ cái, đọc sót chữ cái, sót từ, thay thế chữ cái, thêm từ, thêm chữ cái hay đảo lộn chữ cái.

Ngoài ra, trẻ không nhớ những gì vừa đọc, mất khả năng đưa ra kết luận hoặc suy diễn về những điều đọc được, không trả lời được những câu hỏi liên qua đến nội dung vừa đọc. Có 20% - 25% trẻ rối loạn đọc có kèm theo rối loạn tăng động giảm chú ý. Trẻ thường ít hợp tác, thiếu thành thạo trong kỹ năng giao tiếp, thiếu tự tin, lo âu và trầm cảm.

Chính vì khó khăn trong việc thực hiện một số kỹ năng cụ thể, không hiểu nhanh bằng người bình thường, không hoàn thành bài tập... nên bé có kết quả học lực và trí lực rất kém so với độ tuổi và không đáp ứng với các biện pháp giúp đỡ của gia đình  và nhà trường.

Theo Phụ Nữ

comment Bình luận

largeer