Hưng Yên: Hàng nghìn tấn nông sản được ký kết tại Hội chợ xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn và nông sản huyện Khoái Châu năm 2022

Sáng ngày hôm nay 25/8, tại Đền Đa Hoà - Bình Minh đã diễn ra Hội chợ xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn và nông sản huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) năm 2022; Lễ Ký kết hợp đồng ghi nhớ tiêu thụ nhãn và nông sản giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã.
25/08/2022 16:59

Tham dự chương trình có sự hiện diện của bà Nguyễn Thị Yến - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Các đồng chí là đại diện lãnh đạo các Bộ, Trung tâm, Viện Nghiên cứu Trung ương; Các vị lãnh đạo đại diện UBND TP Hà Nội, Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch TP. Hà Nội; UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội; UBND huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 

Empty

Đại biểu tỉnh Hưng Yên có sự tham dự của ông Bùi Thế Cử - Uỷ viên Ban thường vụ tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ; Ông Nguyễn Văn Cơ - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hưng Yên; Ông Đỗ Minh Tân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên; Ông Trần Tùng Chuẩn - Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên; Các cán bộ trong Ban thường vụ Tỉnh uỷ; Hội đồng nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân; Lãnh dạo UBND tỉnh; Các cán bộ lãnh đạo đại diện các Sở, Ban, ngành đoàn thể của tỉnh; Hội Doanh nghiệp của tỉnh; Đại diện lãnh đạo Thành uỷ, Thị uỷ, UBND các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh Hưng Yên.

Empty

Đại biểu huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có sự tham dự của ông Nguyễn Đức Sơn - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Các cán bộ ban thường vụ Huyện uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân; Lãnh đạo UBND huyện, trưởng các phòng, ban ngành đoàn thể huyện Khoái Châu; Các cán bộ Bí thư, Chủ tịch UBND 25 xã, thị trấn trong huyện và toàn thể người dân trong xã Khoái Châu...

Empty

Khoái Châu là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Hưng Yên, gồm 25 xã, thị trấn, là một vùng đất văn hiến, nơi hội tụ nhiều tinh hoa văn hoá của dải đồng bằng sông Hồng, mang trong mình nhiều dấu ấn lịch sử, văn hoá, lưu giữ nhiều di sản văn hoá. Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, giao thông đi lại thuận lợi nên sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển mạnh, các sản phẩm nông sản của huyện mang nét đặc trưng riêng, một số sản phẩm nông sản nổi tiếng như: nhãn Muộn Miền Thiết, chuối tiêu hồng Khoái Châu, nghệ, gà Đông Tảo,... đã và đang trở nên ngày càng có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Sáng ngày hôm nay 25/8, tại Đền Đa Hoà - Bình Minh đã diễn ra Hội chợ xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn và nông sản huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) năm 2022 trưng bày hơn 50 gian hàng các đặc sản của Hưng Yên như Nhãn lồng, nghệ, mật ong nhãn, gà Đông Tảo...

Empty

 Ông Phạm Xuân Thắng - Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu

Mở đầu cho chương trình, ông Phạm Xuân Thắng - Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu lên phát biểu khai mạc: "Trong không khí phấn khởi của toàn Đảng, toàn quân toàn dân thi đua lập thành tích Kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Thành uỷ, UBND huyện Khoái Châu tổ chức "Hội chợ xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn và nông sản huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) năm 2022" chính thức khai mạc vào ngày hôm nay 25/8/2022".

Empty

Ông Nguyễn Văn Thơ - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hưng Yên

Ông Nguyễn Văn Thơ - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hưng Yên cho biết: "Hiện nay, không riêng gì nhãn được trồng ở Hưng Yên mà nhiều tỉnh thành cũng trồng, nhưng ở Hưng Yên có những giống nhãn mà ở các tỉnh, thành khác không có được đó là loại nhãn lồng tiến Vua mang hương vị đặc trưng riêng. Ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch tăng cường nâng cao chất lượng, tập huấn với phương châm 'cầm tay chỉ việc' cho các HTX sử dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng. Ngoài ra, nhãn Hưng Yên còn mong muốn đưa loại trái cây này đến từng bàn ăn của các gia đình, nhà hàng và kết hợp với Bộ Ngoại giao có thể xuất khẩu ra thị trường Nhật Bản trong năm 2022. Người trồng đã ý thức thực hiện trồng sạch, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, đổi mới phương thức để hướng tới người tiêu dùng gần nhất, đưa vào siêu thị, kênh bán hàng thương mại trên địa bàn các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, các tỉnh lân cận và đang phát triển tại các tỉnh ở miền Trung. Hiện nay, nhãn của Hưng Yên đã được xuất khẩu sang Pháp, Đức được người tiêu dùng Pháp, Đức đón nhận với các giống nhãn T2, T6, có phản hồi khá tốt về sản phẩm. Với vai trò là cơ quan quản lý ở địa phương về lính vực nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, Sở Công thương cũng phối hợp với các đơn vị mở các lớp tập huấn cho nhà vườn thực hiện quy trình trồng cây hữu cơ theo VietGAP, hỗ trợ nhà vườn giải pháp nông nghiệp, quảng bá sản phẩm để đến gần nhất với người tiêu dùng". 

Empty

Ông Nguyễn Văn Thế, đại diện hợp tác xã nhãn Miền Thiết

Ông Nguyễn Văn Thế, đại diện hợp tác xã nhãn Miền Thiết, phát biểu tham luận tại sự kiện: “Trong thời gian qua, các cấp ngành liên quan đã tập chung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn về trồng và chăm sóc cây nhãn nói riêng và cây ăn quả nói chung để nâng cao hiệu quả cây trồng, đem lại thu nhập cao cho người dân”.

IMG_8901_1280x717

Ông Đỗ Đình Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Agri Việt Hưng

Ông Đỗ Đình Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Agri Việt Hưng đại diện các doanh nghiệp có đôi lời phát biểu tại chương trình: "Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Hưng Yên có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp và có nhiều sản vật nổi tiếng cả trong và ngoài nước như: gà Đông Tảo, tương Bần và nhất là Nhãn lồng Hưng Yên. Nói đến Nhãn lồng thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến Hưng Yên và nói đến Hưng Yên thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến Nhãn lồng, với tường truyền xưa kia thường dùng để 'Tiến vua'. Hưng Yên, Nhãn lồng đã gắn liền mật thiết với nhau từ hàng ngàn năm nay nên Thương hiệu Nhãn lồng Hưng Yên đã đi sâu vào tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam. Với những lợi thế riêng và có sự khác biệt, cùng với sự cần cù chịu thương, chịu khó của người dân Hưng Yên nói chung, người dân Khoái Châu nói riêng đã tạo ra sản vật Nhãn lồng mà không phải nơi đâu cũng có. Agri Việt Hưng đã nhiều năm đồng hành cùng người dân Hưng Yên trong việc xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu 'Nhãn lồng Hưng Yên, hương vị tiến Vua' đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Người dân Hưng Yên nói chung và người dân Khoái Châu nhiều năm liền đã có ý thức trong việc bảo tồn, phát triển thương hiệu Nhãn lồng Hưng Yên, tuy nhiên để thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên ngày càng bay cao, bay xa, góp phần phát triển kinh tế địa phương, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân".

Empty

Ông Đỗ Thế Đỗ - HTX Nông nghiệp Đông Kết chia sẻ: "Giới thiệu sản phẩm quê hương của mình để khách thập phương đến thưởng thức. Nếu như không có những hội chợ như thế này thì doanh nghiệp, HTX tiếp cận người tiêu dùng khá hạn chế bởi không qua thông tin đại chúng. Nhờ có các hội chợ như thế này, doanh nghiệp, người tiêu dùng được kết nối với HTX, nhà vườn có sự liên kết và tiêu thụ dễ dàng hơn. Khách thập phương đến tham quan và mua sắm tại các gian hàng khá nhiều. Năm nay sản lượng có phần nhỉnh hơn năm ngoái, nhãn ở mức trung bình thì giá tầm 8 đến 10 nghìn đồng/kg, nhãn đẹp loại I thì có giá từ 13 đến 15 nghìn đồng/kg. Bà con nông dân đã được đi tập huấn học hỏi khoa học kỹ thuật nhiều, nâng cao trình độ, kỹ thuật hơn các năm trước, thực hiện quy trình VietGAP theo hướng hữu cơ đặt an toàn thực phẩm lên trên hết, đảm bảo sản lượng. Sau khi thực hiện theo quy trình của VietGAP thì cho ra quả nhãn to, đẹp, màu sắc tươi, cùi dày hơn. Nhiều doanh nghiệp yêu cầu truy xuất nguồn gốc và khuyến nghị người dân làm theo hướng cây trồng ăn quả sạch".

Empty

Ông Đỗ Đình Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Agri Việt Hưng chia sẻ thêm với truyền thông, báo chí: "Tôi kiến nghị một số giải pháp cụ thể để nhãn Hưng Yên phát triển hơn nữa: Đối với khâu sản xuất: Đề nghị nhân dân tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nhất là quy trình sản xuất nông nghiệp tốt ViệtGap đang áp dụng theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra vừa đạt chất lượng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Đẩy mạnh việc cải tạo các vườn nhãn có chất lượng kém, thay thế bằng các giống nhãn có chất lượng cao như các giống nhãn T2, T6, Siêu ngọt, nhãn đường phèn có chất lượng cao để hướng tới các đối tượng khách hàng cao cấp trong nước song song với việc xuất khẩu vào các thị trường khó tính như châu Âu, Úc, Mỹ… Thay đổi tư duy sản xuất lấy số lượng bằng tư duy sản xuất lấy chất lượng, lấy hiệu quả kinh tế là mục tiêu của định hướng sản xuất, không chạy theo số lượng mà phải đặt chất lượng lên hàng đầu có như vậy chúng ta mới đáp ứng thị hiếu của thị trường, cũng như phù hợp với quy luật của phát triển. Đối với công tác lưu thông, phân phối: Tăng cường việc liên doanh liên kết, nhất là việc liên kết với các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người sản xuất và doanh nghiệp, trong đó lấy người tiêu dùng là trung tâm của liên kết. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản cho nhân dân. Xây dựng, giữ gìn và phát huy thương hiệu 'Nhãn lồng Hưng Yên, hương vị tiến Vua' mà không dễ gì nơi đâu có được".

Empty

Trong khuôn khổ chương trình có Lễ ký kết hợp đồng ghi nhớ tiêu thụ nhãn và nông sản giữa các doanh nghiệp và HTX có sự chứng kiến của các lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo UBND xã. Phần cuối của chương trình là các lãnh đạo, các đại biểu cùng người dân tham quan các gian hàng.

Một số hình ảnh của chương trình:

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Nguyễn Trang - Hoàng Anh

comment Bình luận

largeer