Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi bị bỏng
Nhận biết mức độ bỏng
Bỏng có thể được chia thành ba mức độ khác nhau, tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của vết thương. Ở mức độ 1, da chỉ bị đỏ, đau và sưng nhẹ, có thể xuất hiện lột da sau vài ngày.
Mức độ 2 thường đi kèm với những vết bỏng dày hơn, đỏ, sưng nhiều và có mụn nước. Đặc biệt, nạn nhân sẽ cảm thấy đau đớn hơn.
Mức độ 3, là mức độ nghiêm trọng nhất, có thể gây tổn thương toàn bộ các lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém. Vết bỏng mức độ này có thể không đau do dây thần kinh bị tổn thương.

Phân biệt mức độ khi bị bỏng để có cách trị liệu phù hợp (Ảnh minh họa)
Cách sơ cứu khi bị bỏng
Khi bị bỏng, điều quan trọng là phải sơ cứu đúng cách để giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa vết bỏng phát triển xấu hơn. Ngay khi bị bỏng, nạn nhân cần ngâm vết bỏng vào nước lạnh mát trong khoảng thời gian ít nhất là 15 phút. Việc này giúp làm dịu vết thương và giảm thiểu tổn thương cho da. Quá trình này càng kéo dài thì vết bỏng càng nhanh hồi phục. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng nước đá để ngâm vết bỏng vì lạnh đột ngột có thể khiến cơ thể bị sốc và gây bỏng lạnh.
Lưu ý khi xử lý quần áo bị dính vào vết bỏng
Một trong những sai lầm phổ biến khi sơ cứu bỏng là cố gắng cởi bỏ quần áo dính vào vết bỏng. Điều này có thể gây tổn thương da nặng nề hơn, vì đôi khi da đã dính chặt vào quần áo. Thay vì vậy, hãy để quần áo tự bong ra khỏi da hoặc chỉ nhẹ nhàng tháo ra khi vết bỏng đã được ngâm nước lạnh. Nếu cố gắng gỡ bỏ quần áo trong khi da đang bị tổn thương, bạn có thể vô tình làm trầy xước và làm vết thương sâu hơn.
Sơ cứu bỏng ở mức độ 1 và 2
Đối với bỏng mức độ 1, sau khi ngâm nước lạnh, bạn có thể thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da, lô hội hoặc thuốc mỡ kháng sinh để làm lành da nhanh chóng. Dùng băng gạc quấn nhẹ quanh vết bỏng, đồng thời có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu cảm thấy cần thiết. Với bỏng mức độ 2, ngoài việc ngâm vết bỏng vào nước lạnh, bạn nên đắp vải ướt lên vết thương trong 2-3 phút mỗi ngày. Sau đó, thoa thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng gạc khô để băng vết bỏng. Quan trọng là không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, và chú ý không gãi hoặc làm tổn thương thêm.
Khi nào cần đến bệnh viện
Đối với bỏng mức độ 3, ngay lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu. Tránh dùng các biện pháp sơ cứu như ngâm nước hoặc bôi thuốc lên vết bỏng. Lúc này, điều cần làm là nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim và băng vết bỏng bằng băng ẩm, sạch. Việc sơ cứu kịp thời và đúng cách rất quan trọng, nhưng nếu vết bỏng quá nghiêm trọng, không nên chần chừ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Thảo Nguyên (Tổng hợp)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am