Khánh Hòa: Sinh kế cho người dân sau dịch bệnh COVID-19

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vừa diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều mặt đời sống kinh tế của người dân thì lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa vẫn ổn định.
19/10/2021 17:18

 Vốn vay cùng các chính sách hỗ trợ từ các Ngân hàng là nguồn lực quan trọng để bà con nông dân tạo sinh kế bền vững sau thời kỳ dịch bệnh.

Mấy tháng nay, gia đình anh Phan Phước Hảo ở thôn Ba Dùi, xã Khánh Bình, huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa vẫn chăm sóc tốt 40 con bò lai. Đàn bò nhà anh được chăm sóc kỹ từ chọn lựa con giống đến tiêm phòng, bảo đảm các chế độ dinh dưỡng. Anh Phan Phước Hảo cho biết: Đàn bò này anh gây dựng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh huyện Khánh Vĩnh.

52

Người dân đến giao dịch tại Agribank Khánh Hòa

Anh Phan Phước Hảo cho biết: “Mỗi năm bán 20 con bò nghé, 1 con 17 triệu. Bản thân tôi thấy nuôi bò không có sự rủi ro như nuôi heo. Khi bò gặp dịch bệnh mà long móng, lở mồm có thuốc điều trị hết, ở xã đến tiêm vaccine cho mình.”

Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Hiện nay, người dân Khánh Vĩnh thực hiện có hiệu quả các mô hình vườn đồi kết hợp chăn nuôi trồng cây công nghiệp. Gia đình bà Lê Thị Xuân Mai, thôn Hòn Dù, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh có 42 héc ta đất, trong đó có 15 héc ta mía, 25 héc ta keo, 2 héc ta cây ăn quả và hơn 20 con bò lai. Từ nguồn vốn vay hơn 1,3 tỷ đồng của Agribank, bà Mai đầu tư trồng cây ăn quả, trồng cỏ chuyên canh nuôi bò.

Bà Lê Thị Xuân Mai cho biết, các khoản vay với thời gian linh hoạt từ 1-3 năm giúp cho gia đình dễ xoay xở trả nợ gốc lẫn lãi hàng năm: “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp mình rất nhiều, lãi suất rất bình ổn chứ không phải vay bên ngoài."

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Agribank Chi nhánh Khánh Hòa hiện có tổng dư nợ hơn 8.066 tỷ đồng; Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 5.400 tỷ đồng, với hơn 21 ngàn khách hàng, chiếm gần 70% tổng dư nợ.

51

Cán bộ tín dụng Agribank Khánh Hòa bám sát người dân để hỗ trợ

Ngoài hình thức cho vay trực tiếp đến hộ vay, Agribank còn phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cho vay thông qua tổ vay vốn với tổng số dư nợ hơn 1 ngàn tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, Agribank Chi nhánh Khánh Hòa cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 100 khách hàng, với dư nợ hơn 500 tỷ đồng. Đồng thời, cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho 260 khách hàng doanh nghiệp, cá nhân với tổng số vốn gần 1.400 tỷ đồng. Từ ngày 15/7/2021 đến nay, Chi nhánh đã giảm lãi gần 26 ngàn khách hàng với số tiền gần 13 tỷ đồng, dư nợ giảm lãi suất lên đến hơn 8.400 tỷ đồng.

Bà Lâm Thị Hồng, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Khánh Hòa cho biết, ngoài mạng lưới phủ khắp đến các cụm xã, phường, Chi nhánh còn triển khai Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại địa bàn các xã: “Lớn nhất là điều chỉnh giảm lãi suất vào ngày 15/7/2021, tất cả khách hàng còn dư được điều chỉnh giảm 10% trên lãi suất còn áp dụng đến 31/12 cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Giảm lãi suất như vậy sẽ giảm bớt áp lực về tài chính cho khách hàng. Giờ bà con kinh doanh cũng bị ảnh hưởng, hàng hóa bán cũng chậm hơn. Cũng như lãi suất giải ngân mới cũng giảm.”

50

Đàn bò lai, cây ăn quả, mía, keo giúp gia đình bà Lê Thị Xuân Mai thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm

Do dịch bệnh COVID-19 hết sức phức tạp, tỉnh Khánh Hòa phải thực hiện nhiều đợt giãn cách xã hội kéo dài, ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực. Nhiều lĩnh vực dịch vụ - du lịch, công nghiệp, xây dựng tiếp tục suy giảm. Trong khi đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản lại có mức tăng trưởng hơn 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, nông, lâm thủy sản đang trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế của địa phương và Agribank có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ cho người dân duy trì sản xuất, phát triển kinh tế: “Bà con nông dân cũng không làm hoàn chỉnh được các dự án để sản xuất cũng như không có tài sản để thế chấp. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có cơ chế đặc thù thì lúc đó người dân sẵn sàng vay vốn, đảm bảo việc hoàn trả vốn lại đúng hạn. Để sản xuất có chất lượng thì Hội phụ nữ, nông dân có thể đứng ra tín chấp, bảo lãnh số vốn của Hội viên của mình. Khi chúng ta xây dựng được các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp chuyên sâu thì có thể đảm bảo được.

Theo VOV

comment Bình luận

largeer