Khói hương và khói thuốc lá, khói nào độc hơn?

Nén hương (nhang thơm dâng đất trời, tổ tiên,…vào mỗi dịp Tết đến xuân về đã trở thành một tron những nét đẹp văn hóa của người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết khói hương rất độc hại cho sức khỏe, thậm chí một vài người còn cho rằng khói hương độc hại hơn cả khói thuốc lá? Thực hư việc này như thế nào?
15/01/2021 10:39

Những tác hại của khói hương đối với sức khỏe

incense1-8571-1440668443

Hình minh họa

Gây đau đầu

Một tác hại của khói nhang mà rất nhiều người gặp phải là bị nhức đầu. Danxia Hu, nhà nghiên cứu kiêm phó giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế tại Đại học Vanderbilt, Nashville, cho biết ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ CO thấp, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Nếu đóng kín cửa, lượng khí này sẽ mãi luẩn quẩn trong phòng và khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khỏe.

Ảnh hưởng đến đường hô hấp

Rất nhiều người bị ho hoặc hắt hơi khi đốt nhang. Điều này là do khói nhang chứa rất nhiều chất kích thích hô hấp, gây khó chịu. Một số loại nhang được chứng minh là độc hại tới phổi hơn khói thuốc lá do các chất dạng hạt cao hơn. Khói hương cũng đi sâu vào trong đường thở vì các hạt trong nó nhỏ hơn khói thuốc lá.

Gây ung thư phổi

Nhiều chất gây ô nhiễm không khí được tạo ra khi đốt nhanh là gây ung thư. Những chất ô nhiễm này có xu hướng gây kích ứng trong phổi và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc nhiều với chúng trong thời gian dài có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn hút thuốc.

Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

Hít khói nhang có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của em bé. Nghiên cứu cho thấy khả năng trẻ em mắc bệnh bạch cầu cao nếu mẹ của chúng thường xuyên thắp nhang trong khi mang thai. Nguy cơ đột biến gen là một trong những nguyên nhân gây ra điều này.

Tăng triệu chứng hen suyễn

Đốt nhanh tạo ra các chất gây ô nhiễm và các chất kích thích, là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn. Càng tiếp xúc với các chất này, các triệu chứng hen suyễn như thở khò khè, ho... càng nặng hơn do viêm tế bào phổi.

Gây độc cho tế bào

Khi hương cháy, nó tạo ra rất nhiều chất gây ô nhiễm không khí và các chất hóa học có hại. Nổi bật trong số này là chất dạng hạt, có độc tính cao đối với tế bào. Nó có thể thay đổi các gen di truyền như DNA, cuối cùng dẫn đến đột biến. Những đột biến này phần lớn chịu trách nhiệm cho sự phát triển các loại ung thư

Khói hương và khói thuốc lá, khói nào độc hơn?

download

Hình minh họa

Các sản phẩm cây nhang, nén hương phổ biến trên thị trường hiện nay thường được sản xuất từ que tre bọc mùn cưa có tẩm tinh dầu hoặc hóa chất tạo mùi thơm. Khi đốt hoặc thắp hương (nhang), các hạt hóa chất được giải phóng vào không khí dưới dạng khói. Nếu những hạt này được hít thở vào cơ thể, chúng có thể mắc kẹt trong phổi và gây ra phản ứng viêm.

Cho tới hiện tại, chẳng có mấy nghiên cứu về hương (nhang) như một nguồn gây ô nhiễm không khí được tiến hành, mặc dù các sản phẩm này được cho là có liên quan đến việc phát triển bệnh ung thư phổi, bệnh bạch cầu thời thơ ấu và u não.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học muốn tìm hiểu về các nguy cơ sức khỏe gắn liền với khói hương (nhang) trong các hộ gia đình. Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong Zhou đến từ Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) đã quyết định kiểm nghiệm ảnh hưởng của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với các tác động của khói thuốc lá.

Các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra với 2 loại hương (nhang) đều chứa gỗ đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất thường được dùng để sản xuất loại sản phẩm này.

Sau đó, họ đã so sánh ảnh hưởng của khói hương với ảnh hưởng của khói thuốc lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn Salmonella. Kết quả hé lộ, khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.

Điều này đồng nghĩa, khói hương chứa các thành phần hóa học có thể làm thay đổi vật chất di truyền, chẳng hạn như ADN trong các tế bào và do đó gây ra các đột biến. Hơn thế nữa, các chất gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền đều có liên quan đến sự phát triển các bệnh ung thư.

Nhóm nghiên cứu nói thêm rằng, khói từ các que hương sử dụng trong nghiên cứu cấu tạo gồm các hạt mịn đến siêu mịn, nên con người và các sinh vật khác rất dễ hít thở vào cơ thể và do đó nhiều khả năng hứng chịu các ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

Tổng cộng, khói từ 4 mẫu que hương phân tích chứa tới 64 hợp chất. Mặc dù một số chất này chỉ gây khó chịu hoặc tổn hại nhẹ, nhưng các thành phần trong 2 mẫu que hương được phát hiện chứa độc tính cao.

Tiến sĩ Zhou tuyên bố, nghiên cứu của ông và các cộng sự đã làm nổi bật nhu cầu phải gia tăng nhận thức cho mọi người và việc kiểm soát các nguy cơ sức khỏe gắn liền với việc thắp/đốt hương trong các môi trường đóng kín. Ông cũng hy vọng, khám phá này sẽ dẫn đến việc nâng cao chất lượng các sản phẩm hương cũng như giúp thực thi các biện pháp hữu ích để giảm sự tiếp xúc của mọi người với khói hương.

Bình luận về nghiên cứu trên, tiến sĩ Nick Robinson, chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp hội phổi Anh, cho biết, công trình đã tái khẳng định rằng, nhiều dạng khói, kể cả khói hương, có thể độc hại với con người. Tốt nhất những người mắc bệnh phổi hay trẻ em - các đối tượng có phổi đang phát triển, nên tránh xa các que hương đang cháy.

Nên làm gì để hạn tế tác hại khỏi khói hương?

Theo ông Phạm Long, Phòng nghiên cứu công ty nhang Phụng Nghi, để mua được đúng loại nhang truyền thống mang bản sắc văn hóa dân gian thì trước tiên, nên chọn các thương hiệu nhang có uy tín, đảm bảo được chất lượng. Nhang phải có mùi thơm đặc trưng, cháy đượm, cháy lâu, vị hương êm dịu, không gắt, không cay mắt... không nên tham rẻ mà mua nhang kém chất lượng vừa tốn tiền vừa hại sức khỏe.

Ngoài ra, để phân biệt bằng mắt thường, ta có thể tách một ít nhỏ phần bột để nhìn vào màu của tăm nhang phía trong. Tăm nhang truyền thống có màu nâu đen và sự sần sùi thô mộc, còn nếu có màu vàng suộm và độ láng mịn thì chắc chắn là tăm nhang tẩm axit phốt pho ric (H3PO4).

Để phân biệt nhang có bột đá vôi hay không thì chỉ có thể biết được khi thắp lên, tàn nhang có màu trắng như tuyết (bông), mùi thơm nồng của đá vôi nung, rất khó chịu cho khứu giác.

Thanh Hằng ( tổng hợp)

comment Bình luận

largeer