Không có quy định yêu cầu người dân phải có kết quả xét nghiệm âm tính khi trở về địa phương đón Tết

Theo quy định của Chính phủ đã ban hành, không hề có quy định người dân về quê đón Tết phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19, nhưng nhiều tỉnh thành hiện này vẫn đang áp dụng điều này, như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Phú Thọ,...
14/01/2022 14:11

Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 (Nghị quyết số 128/NQ-CP). Thực hiện Nghị quyết trên, ngày 12/10/2021 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời các biện pháp chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ (Quyết định 4800/QĐ-BYT). 

15092021vthuy39

(Ảnh minh họa)

Tại mục II Các biện pháp chuyên môn có nêu:

2. Xét nghiệm

a) Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ.

- Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...

- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị...; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người...) như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)...

- Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

b) Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

c) Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

d) Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp.

đ) Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.

3. Cách ly y tế

a) Đối với người đến từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần (F1): thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế[6] [7].

b) Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em) 7: thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.

Như Quyết định nêu trên thì hiện tại các bệnh viện, cơ sở tư nhân chỉ xét nghiệm đối với những trường hợp có nguy cơ, hoặc có triệu chứng của COVID-19. Vậy người dân sẽ phải xét nghiệm ở đâu? Đặc biệt hơn nữa theo quyết định của Bộ Y tế không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Được biết các bệnh viện và cơ sở y tế tư nhân không làm xét nghiệm cho những trường hợp có yêu cầu, mong muốn xét nghiệm. Vì vậy một số tỉnh thành như Hưng Yên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... đang làm khó cho người dân khi trở về địa phương để đón Tết.

Trên cơ sở theo dõi và tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ- BYT, Bộ Y tế đề nghị các Bộ/ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai một số nội dung tại CV Số: 9472/BYT-MT ngày 8/11/2021 về việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.

Đặc biệt, tại điều 2.2 có nêu nội dung sau: 

Về tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe:

- Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày về địa phương và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định;

- Những người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp): thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương;

- Những người chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19: Thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương;

- Những người đã tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

Ngoài ra người dân cũng gặp bất cập về cách thức cách ly của mỗi địa phương khi trở về nhà để đón Tết. Nếu theo quy định thì được nghỉ Tết 7 ngày đối với người lao động không được nghỉ bù, 9 ngày đối với người lao động được nghỉ bù. Vậy khi trở về địa phương phải cách ly 7 ngày tại nhà sẽ khó có thể có một cái Tết trọn vẹn cho người dân.

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer