Kinh nguyệt kéo dài nhưng không đau bụng có bị sao không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc rong kinh nhưng chị em không cần quá lo lắng nếu không xuất hiện kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như đau bụng, mệt mỏi...
23/03/2021 14:25

"Trong kỳ kinh nguyệt gần đây nhất, số ngày kinh của tôi kèo dài đến 10 ngày nhưng lượng máu ra ít và không đau bụng. Trong khi các tháng trước, những ngày kinh nguyệt của tôi chỉ kéo dài 4 ngày. Tôi muốn hỏi liệu bất thường này có phải là rong kinh hoặc bệnh gì không?" (Hòa An, Bình Phước)

Đối với chị em phụ nữ, kinh nguyệt thường "ghé thăm" đều đặn mỗi tháng một lần. Thông thường, thời gian của kỳ kinh nguyệt rơi vào khoảng từ 3-5 ngày, tùy thuộc thể trạng từng người. Với những người có chu kỳ kéo dài bất thường coi chừng vì đó có thể là biểu hiện của rong kinh.

Theo các chuyên gia y tế, rong kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày) và lượng máu mất đi hơn 80ml/chu kỳ (trong khi bình thường phụ nữ chỉ mất khoảng 50 – 80ml máu/chu kỳ kinh nguyệt).

rong kinh

Khái niệm này cần phân biệt với rong huyết. Đây cũng là tình trạng ra máu kéo dài trên bảy ngày nhưng lại không mang tính chu kỳ. Lượng máu có thể ít, trung bình hoặc nhiều. Trong trường hợp kinh nguyệt kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh rong huyết.

Rong kinh có thể là hiện tượng bình thường nếu xuất phát từ nguyên nhân như sự biến đổi môi trường sống, mất cân bằng nội tiết tố, sử dụng vòng tránh thai hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà chi rong kinh thành hai loại là: rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. 

Rong kinh cơ năng: Nguyên nhân này thường xảy ra đối với các chị em mới bước và giai đoạn đầu và cuối của thời kỳ dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh khi nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi. Lúc này lượng estrogen có thể đột ngột tăng lên hoặc giảm đi mạnh mẽ đã khiến cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường.

Rong kinh thực thể lại khác, nó bắt nguông từ một số các nguyên nhân chủ yếu như:

  • Bệnh lý tử cung và buồng trứng: Nhất là các bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, ung thư tử cung, ung thư nội mạc tử cung hay polyp tử cung… đều có thể khiến cho vấn đề rối loạn kinh nguyệt và rong kinh xảy ra ở nữ giới.
  • Lạm dụng uống thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị rong kinh: Các loại thuốc tránh thai có tác động trực tiếp đến các nội tiết tố. Do vậy, khi sử dụng thuốc tránh thai thường khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị thay đổi. Đồng thời hiện tượng rong kinh cũng có thể xảy ra cao hơn, nhất là khi dùng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
  • Bị viêm nhiễm âm đạo: Khi bị viêm âm đạo, các loại vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập nhanh chóng vào âm đạo, buồng tử cung gây ra nhiều tác hại khôn lường. Đặc biệt là vấn đề vô sinh hiếm muộn.
  • Sảy thai: Rong kinh cũng có thể xảy ra khi bị sảy thai hoặc thai chết lưu không được xử lý tốt.

Vớ trường hợp trên, kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài gây mất máu rỉ rả, về lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu mạn nặng dần với các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, giảm khả năng lao động gắng sức, kém tập trung, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng...

Tình trạng ra máu kéo dài sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Tốt nhất, để xác định được bạn có bị bệnh gì không, nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Nếu không có các triệu chứng gì khác bất thường ngoài thời gian kinh nguyệt kéo dài, có thể đây chỉ là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt bình thường. Bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo

Vy Oanh (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer