Lá từ bi và bài thuốc điều trị ho, viêm họng, viêm amidan

Cây từ bi hay còn gọi là cây cúc tần, mọc hoang trên các bờ ruộng. Từ lâu, người ta đã dùng loại cây này để điều trị bệnh, trong đó có bài thuốc xông hơi trừ cảm lạnh (gồm nhánh cây từ bi, lá sả, vỏ quýt, lá chanh) và bài thuốc uống điều trị ho, viêm họng, viêm amidan.
26/01/2024 17:26

Lá từ bi và bài thuốc điều trị ho, viêm họng và viêm amidan

Chuẩn bị: 100g lá từ bi (lá tươi) và nửa lít nước dừa ta.

Thực hiện: Rửa sạch lá từ bi rồi cho vào máy xanh sinh tố, đổ một ít nước dừa vào, sau đó cho thêm tí muối rồi xay nhuyễn và đổ phần nước dừa còn lại vào.

Cách dùng: Có hai cách dùng. Cách thứ nhất là ăn và uống hết phần lá từ bi đã xay. Cách thứ hai là lọc qua ray, bỏ bã và uống phần nước (do mùi từ lá từ bi khá nồng nên bạn có thể chọn cách thứ hai, uống phần nước và bỏ phần cái đã lọc).

Thời gian dùng: Mỗi ngày uống một lần và uống sau khi ăn.

Nhìn chung, bài thuốc này dễ uống, có vị ngọt tự nhiên của nước dừa và tính ấm cay của lá từ bi. Ngoài bài thuốc trên, dân gian còn hái lá từ bi nấu nước tắm để điều trị ghẻ.

tubi

Cây từ bi (cúc tần) (Ảnh: Caythuoc.org)

Một số bài thuốc từ cây từ bi

Theo y học cổ truyền, cây từ bi có vị đắng cay và có tính ấm. Vì vậy, khi bị cảm lạnh và sốt không ra mồ hôi, dân gian thường lấy cành và lá từ bi (khoảng 10 – 15g), nấu lấy nước uống. Ngoài ra, cây từ bi còn được dùng trong nhiều bài thuốc như:

Điều trị thấp khớp và đau nhức xương khớp

Cách 1: Lấy rễ cây từ bi (từ 15g – 20g mỗi ngày), nấu lấy nước uống.

Cách 2: Lấy rễ cây từ bi (15g – 20g), đinh lăng (10g), rễ cây xấu hổ (20g), rễ cây bưởi bung (20g) và cam thảo dây (10g), tất cả cùng nấu lấy nước uống trong ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý với cam thảo dây thì ta chỉ dùng thân rễ, không dùng hạt vì hạt có chất độc.

Dùng cho vết thương ngoài da (phần mềm) bị nhiễm khuẩn

Thành phần: 40g lá cây từ bi (lá tươi) và 20g lá xạ can (lá tươi).

Cách dùng: Lấy hai loại lá trên rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

Các nghiên cứu về cây từ bi

Hoạt tính kháng viêm: Theo Tạp chí Journal of Ethnopharmacology, chiết xuất cloroform từ rễ cây từ bi có tác dụng chống viêm.

Hoạt tính chống oxy hóa: Theo Tạp chí Phytotherapy Research, kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm và trên thực nghiệm cho thấy chiết xuất từ rễ cây từ bi có tác dụng chống oxy hóa đáng kể.

Hoạt tính hạ đường huyết: Theo Tạp chí International Journal of Pharmacognosy and Phytochemical Research, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ lá từ bi có tác dụng chống tiểu đường (làm giảm lượng đường trong máu).

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer