Lâm Đồng ghi nhận 2 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên đồng nhiễm HIV
Sở Y tế Lâm Đồng nhận được báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng về 2 trường hợp bệnh đậu mùa khỉ. Thông tin trường hợp ca bệnh gồm: 1 bệnh nhân nam (sinh năm 1995, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Tiền Giang, đến ở trọ làm việc tại TP Bảo Lộc) và 1 bệnh nhân nữ (sinh năm 1989, ở trọ tại TP. Bảo Lộc). Cả 2 bệnh nhân này đều có tiền sử nhiễm HIV từ 5 và 15 năm và có trường hợp quan hệ tình dục đồng giới nam.
Đối với bệnh nhân nam, sáng ngày 24/10, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau cổ họng, đi khám và nhập viện điều trị tại Bệnh viện II Lâm Đồng cho đến nay. Ngày 26/10, Bệnh viện II Lâm Đồng lấy mẫu xét nghiệm và chuyển mẫu xét nghiệm xuống viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh làm PCR và có kết quả dương tính với bệnh đậu mùa khỉ ngày 27/10. Hiện, bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện II Lâm Đồng với chẩn đoán: Đậu mùa khỉ/HIV, sinh hiệu ổn, không sốt, đau họng, nổi bọng nước mọc rải rác ở tay, lưng, chân, bộ phận sinh dục, mông, mặt.
Đối với ca bệnh nữ, ngày 1/10, bệnh nhân thấy khó thở, mệt, thấy nổi mụn nhỏ ở tay nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh tái khám và nhập viện điều trị. Ngày 17/10, bệnh nhân được chuyển viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và được chẩn đoán sơ bộ lúc nhập viện: Mpox – Nhiễm trùng huyết từ nhiễm trùng da – Viêm xuất huyết màng phổi đang dẫn lưu/nhiễm HIV.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới lấy mẫu xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ và có kết quả dương tính vào ngày 20/10.
Từ 2 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ này, để chủ động giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh đậu mùa khỉ và kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm hạn chế tối đa ca mắc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ theo quy định.
Trong đó, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh giám sát dịch bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh, giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh và xử lý kịp thời ổ dịch, không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
Chủ động rà soát cập nhật kế hoạch, kịch bản đáp ứng, tổ chức diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra. Chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, thuốc, trang thiết bị, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo việc thu dung, phân luồng, cách ly, điều trị người bệnh và phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế; chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp nhận và điều trị các trường hợp mắc bệnh.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng và các cơ quan truyền thông kịp thời thông tin và hướng dẫn người dân phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ đúng cách và hiệu quả. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương, đơn vị về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Nghiêm túc thực hiện công tác thông tin, báo cáo theo quy định.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức tới người dân, cộng đồng về tình hình dịch bệnh và các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lưu ý khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh.
UBND các huyện, thành phố theo dõi sát tình hình dịch bệnh tại địa phương, không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và UBND cấp xã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn và tích cực vận động người dân tham gia các hoạt động phòng, chống dịch theo khuyến cáo, hướng dẫn của ngành Y tế.
Căn cứ Quyết định 2265/QĐ-BYT ngày 22/8/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh đậu mùa khỉ, để ngăn ngừa dịch đậu mùa khỉ lây lan trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Sở Y tế đề nghị Bệnh viện II Lâm Đồng, Trung tâm Y tế TP. Bảo Lộc phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi sức khỏe người nhà bệnh nhân, tiếp tục điều tra những trường hợp tiếp xúc gần liên quan đến 2 ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên phát hiện tại Lâm Đồng. Tổ chức cách ly, điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, lưu ý không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị. Hướng dẫn lau chùi khử khuẩn theo quy định Bộ Y tế.
Tiếp tục truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ, đăc biệt với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. Khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Sở Y tế Lâm Đồng giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị triển khai các hoạt động phòng, chống dịch đậu mùa khỉ, tuyên truyền không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng; tổ chức giám sát người nhà bệnh nhân đậu mùa khỉ trong thời gian 21 ngày theo quy định.
Theo Báo Lâm Đồng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am