Làm gì để hạn chế các triệu chứng nguy hiểm ở người nhiễm SARS-CoV-2?

Cùng với sự xuất hiện liên tục những biến thể của virut SARS-CoV-2, người bệnh COVID- 19 sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể làm gì để thoát khỏi các cơn sốt, đau nhức mình mẩy, thậm chí khó thở đau ngực?
22/05/2021 06:14

Cần phải làm gì?

Để giảm nhẹ các triệu chứng ở người nhiễm SARS-CoV-2, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản, dễ làm và có hiệu quả, an toàn dưới đây:

Đầu tiên cần đo theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Để giảm sốt, có thể chườm khăn ấm lên trán, vùng nách, bẹn để làm giảm

Trên thực tế có nhiều bài viết chia sẻ trên cộng đồng mạng về cách đối phó với những triệu chứng khó chịu của COVID-19. Lý do bởi, tại nhiều quốc gia khác mà người Việt sinh sống, bệnh nhân COVID-19 chưa có triệu chứng nặng thường được khuyến cáo tự cách ly và theo dõi bệnh tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc.

nhiệt độ cơ thể.Nếu nhiệt độ không giảm có thể uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Liều đúng là 10-15mg paracetamol trên mỗi cân nặng. Người trưởng thành có thể dùng viên uống chứa 650mg paracetamol, khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4 - 6 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.Duy trì uống nước để bù nước, nếu có thể nên uống nhiều nước trái cây để cung cấp thêm vitamin tăng cường đề kháng cho cơ thể.Nới rộng quần áo, mặc các chất liệu thấm mồ hôi.Bệnh này nguy hiểm nhất khi virut tấn công vào phổi hay não nên tránh nằm nhiều vì khi nằm phổi xẹp xuống ít hoạt động. Luôn cố gắng ngồi dậy để tập hít thở khí công bằng bụng: phình bụng khi hít vào, hóp bụng khi thở ra. Phương pháp thở này giúp đưa oxy sạch vào phổi và đẩy khí độc ra ngoài. Nên thở chậm đều và sâu dần nếu có thể.

Day ấn huyệt giúp giảm triệu chứng bệnh

Bên cạnh đó, tự dùng tay hoặc nhờ người chăm sóc ấn vào các huyệt sau đây:

Huyệt Thiếu thương (huyệt ở dưới chỗ bám của gân cơ duỗi dài ngón tay cái) giúp giảm sốt, khó thở…

huyet-thieu-thuong-ycotruyen

Bấm vào huyệt Khúc trì (nằm tại chỗ lõm ở bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1 và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay). Bấm huyệt này giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng sốt, cảm cúm, đau họng, góp phần thúc đẩy khí huyết lưu thông, giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch. Duy trì thực hiện thường xuyên có thể đưa chỉ số huyết áp dần về mức ổn định.

khuc tri

Huyệt Hợp cốc (nằm ở vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay - khép ngón tay trỏ và ngón cái vào nhau, vị trí của huyệt nằm ở điểm cao nhất của phần cơ nối giữa ngón trỏ và ngón cái) giúp giảm đau đầu, vai gáy, khởi động hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể.

Huyệt thần môn ( nằm ngay ở nếp nhăn của cổ tay, dưới đường rãnh giữa ngón đeo nhất và áp út) trị chứng mất ngủ, hội chứng ruột kích thích, an thần, bổ sung khí, cải thiện hiệu quả một số vấn đề liên quan đến thần kinh và tim mạch như đau tim, tim đập nhanh, hồi hộp, trị đau tức ngực, chán ăn… 

than mon

Huyệt dũng tuyền (người bệnh co bàn chân và các ngón chân lại, dưới bàn chân có một điểm lõm xuống, cách ⅓ trước gan bàn chân) giúp giảm ho, đau họng, mất ngủ, nóng lạnh thất thường…

dung tuyen

 Nếu có tức ngực day bấm thêm Đản trung (điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đàn bà)) giúp giảm khó thở, đau ngực…

Nếu đau đầu: cần chải đầu bằng các ngón tay giúp massage não, kích thích tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch.

Trực tiếp day bấm vào huyệt Bách hội (cắm 2 ngón tay cái vào trong 2 lỗ tai, các ngón còn lại xoè ra, ngón tay giữa của 2 bàn tay vươn thẳng về phía đỉnh đầu. Sau đó, các ngón ôm chặt lấy đầu, 2 đầu ngón tay giữa của 2 bàn tay chạm nhau ở đâu thì bấm đó) giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, máu có thể truyền tới tất cả các bộ phận trong cơ thể, tăng cường trí nhớ, giúp giảm đau chống phù não.

Day ấn huyệt Đầu duy (đưa tay về phía vùng mép tóc ở hay bên góc chán và cắn hàm. Nơi có ụ cơ nổi lên chính là huyệt đạo Đầu Duy). Bấm huyệt này giúp giảm đau đầu, mỏi mắt, tê bì mặt..

Nghỉ ngơi, thư giãn sau bấm huyệt. Nếu day ấn trong lần đầu tiên không đạt được hiệu quả như mong đợi, người bệnh có thể nghỉ ngơi thư giãn trong vài phút và tiếp tục thực hiện theo quy trình trên lại lần nữa đến khi cảm thấy thoải mái.

Sau khi đỡ có thể đun nước lá để xông, đi lại tập các bài tập làm giãn xương cốt, mát-xa toàn thân và tắm nắng bên cửa sổ nếu có thể. Việc xoa bóp bấm huyệt nên làm nhẹ nhàng kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất. Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Bổ sung thêm nước và các vitamin cần thiết: nước hoa quả, các loại vitamin và khoáng chất… sẽ làm bệnh nhân thêm tăng cường sức khoẻ để bình phục và chống chọi với con virut nguy hiểm này.

 Đối với người bệnh COVID-19, các triệu chứng bệnh khá đa dạng, từ nhẹ hoặc không có triệu chứng biểu hiện rõ nét nào, cho đến những trường hợp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt, hơi ớn lạnh; Ho, hụt hơi, khó thở; Mệt mỏi; Đau cơ, đau người; Đau đầu; Đau họng; Mất vị giác, khứu giác… Trong đó sốt, ho, khó thở là các triệu chứng điển hình.Đối với người đã xác định nhiễm COVID-19 cần phải được cách ly và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc các biện pháp để tự chữa.

 

Lương y Vũ Quốc Trung

comment Bình luận

largeer