Làm gì để không mắc bệnh trong mùa nắng nóng

Những ngày cao điểm nhất trong đợt nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có thể lên trên 45 độ C. Làm gì để không mắc bệnh trong mùa nắng nóng là điều rất cần thiết, được nhiều người quan tâm.
02/07/2018 16:08

Nắng nóng, cẩn thận đổ bệnh

Theo ông Hoàng Phúc Lâm – Trưởng Phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), đợt nắng nóng tháng 7 năm nay có nhiệt độ cao nhất ban ngày phổ biến khoảng 39 độ C ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và từ 39-40 độ C ở các tỉnh ven biển Trung Bộ.

Nang nong hon 40 do C 'tra tan' mien Bac, lam gi de khong mac benh? hinh anh 1

 

Nắng nóng gay gắt, phố xá vắng tanh không bóng người 

Nhiệt độ thấp nhất về đêm cũng khá cao, đặc biệt, trong các đêm từ 30/6 đến 3/7, nhiệt độ vào khoảng 30 độ C, không khí oi bức.

Nhiệt độ cao cả về cả ban đêm lẫn ban ngày, thời gian nắng trong ngày dài, nắng nóng trên 35 độ C sẽ xảy ra từ 11-17h hàng ngày. Với cường độ nắng nóng như trên, nếu không cẩn thận, người dân có thể đổ bệnh bất cứ lúc nào.

Bởi, nắng chói chang thiêu đốt khiến cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi để điều hòa nhiệt độ cơ thể, gây mất nước, điện giải. Thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Cơ thể nóng bức khiến các nhu cầu về thực phẩm giảm xuống, cả người lớn và trẻ nhỏ có hiện tượng chán ăn, bỏ bữa, dễ bị rối loạn chuyển hóa, tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nhằm giải tỏa cơn nóng bức một cách nhanh nhất, người dân thường bật quạt gió mạnh xối trực tiếp vào cơ thể, để nhiệt độ điều hòa quá thấp hoặc tắm nước lạnh đột ngột khi nhiệt độ cơ thể đang tăng cao. Điều này làm cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, viêm phổi, thậm chí nhiều trường hợp bị đột quỵ, đột tử.

Làm gì khi nhiệt độ quá cao?

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm tra tấn miền Bắc, hãy tuân thủ những chỉ dẫn dưới đây để sống khỏe mạnh:

- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

Nang nong hon 40 do C 'tra tan' mien Bac, lam gi de khong mac benh? hinh anh 2

 

Nhiệt độ quá cao khiến người dân phải bịt kín cơ thể, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp

- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

 

comment Bình luận

largeer