Bị nóng trong ăn dứa được không?

Dứa là loại quả thơm ngon được nhiều người ưa thích. Ăn dứa giúp thanh nhiệt, giải độc, dễ tiêu hoá.
29/06/2018 23:39

Giá trị dinh dưỡng của dứa

Dứa hay còn gọi là quả thơm đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn dứa có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, đẩy mạnh sự tiêu hóa protein và giúp cho hệ xương khớp khoẻ hơn. Hơn nữa, chúng còn có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Bi nong trong an dua duoc khong 2

Dứa là loại hoa quả chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ

Trong dứa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B, vitamin C, vitamin A, canxi, kẽm, magie, beta-caroten... Theo Đông y, dứa có tính bình, mùi thơm ngon có thể làm giảm đờm trong xoang lâu dài.

Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, dứa giàu vitamin C, chất xơ pectin và chất gum có tác dụng làm mát và đẹp da. Hơn nữa, nhờ có chứa bromelain là một loại enzyme thuỷ phân protid giống như chất papain của đu đủ. Chất này có tác dụng làm mềm thịt và tăng hương vị thơm ngon hơn.

Bi nong trong an dua duoc khong 3

Nhờ hàm lượng vitamin C cao, dứa giúp làm mát và đẹp da hơn

Nhờ sự xuất hiện của bromelain trong dứa giúp làm giảm bớt đờm trong cổ họng. Các chuyên giá khuyến khích những người bị dị ứng nên đưa dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm đờm.

Trong dứa có chứa khoảng 75% lượng mangan - một khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp phát triển hệ xương khớp cùng các mô liên kết. Do đó, để tránh làm xương trở nên giòn và dễ gãy có thể bổ sung thêm dứa hàng ngày.

Bị nóng trong ăn dứa được không?

Nhiều người cho rằng ăn dứa bị nóng điều này dẫn đến mẩn ngứa, rôm sảy. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhận định rằng dứa không phải là loại quả có tính nóng. Sở dĩ nhiều người ăn dứa bị nổi mẩn ngứa là do cơ thể bị dị ứng với chất bromelain hoặc đó là do bị ngộ độc dứa.

Bi nong trong an dua duoc khong 4

Nhiều người cho rằng ăn dứa bị nóng, nổi mẩn ngứa 

Đây được coi là một loại nấm có độc tính cao, trú ngụ trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh vào mùa hè. Hơn nữa, thời điểm này là mùa dứa chín, chúng xâm nhập vào các mắt dứa hay khi chúng bị dập, ủng. Khi bị ngộ độc, người bệnh thường có triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, ngứa toàn thân, nổi mẩn khắp người...

Trường hợp nhẹ, các triệu chứng này có thể biến mất sau 2 - 3 giờ. Tuy nhiên, nếu bị nặng cần đưa đến bệnh viện sớm để điều trị kịp thời.

Bi nong trong an dua duoc khong 5

Thực tế, các chuyên gia cho biết dứa có tính bình giúp thanh nhiệt, giải độc

Do đó, khi ăn dứa cần chọn những quả tươi, lành lặn, không bị dập. Nên gọt vỏ dứa và cắt sâu hết mắt. Để tránh trường hợp bị mẩn ngứa hay ngộ độc dứa, nên ngâm dứa với nước muối pha loãng.

Những ai không nên ăn dứa?

  • Người bị bệnh dạ dày

Với người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, do dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme có thể làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

  • Người thừa cân béo phì

Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ bị thừa cân béo phì.

  • Người đái tháo đường

Do dứa có hàm lượng đường cao không tốt cho người đái tháo đường, vì vậy nếu muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Bi nong trong an dua duoc khong

Người bị đái tháo đường tuyệt đối không nên ăn dứa do hàm lượng đường khá cao

  • Người huyết áp cao

Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

  • Người mắc bệnh viêm mũi họng

Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn... Bởi ăn dứa dễ bị rát miệng lưỡi, cổ họng ngứa ngáy…

  • Phụ nữ mang thai

Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

comment Bình luận

largeer