Làm thế nào để phân biệt những loại ho ở trẻ?

Khi con bị bệnh, xuất hiện triệu chứng ho thì bố mẹ là người phát hiện đầu tiên. Nếu như bố mẹ không thể phân biệt những loại ho này biểu thị bệnh gì, nặng hay nhẹ thì sẽ cảm thấy rất lo lắng và không biết xử lý thế nào để giảm những cơn ho của trẻ.
30/10/2020 15:13

Một số loại ho thường gặp ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý

  • Ho ông ổng

20190709_071411_406554_benh-viem-duong-ho-ha.max-800x800

Khi trẻ ho mà âm thanh nghe như tiếng hải cẩu kêu hay tiếng chó sủa thì nguyên nhân có thể là do trẻ bị viêm thanh khí phế quản. Bệnh này thường gặp vào tháng 10 đến tháng 3 hằng năm, đối tượng phổ biến thường là những trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Vì thế bố mẹ cần chú ý, nhất là những trẻ có cơ địa nhạy cảm thì rất dễ bị viêm thanh khí phế quản khi cảm lạnh lúc thời tiết hay đổi hay chuyển lạnh.

Khi bị viêm thanh khí phế quản thì những cơn ho của trẻ thường diễn biến tốt vào ban ngày như lại trầm trọng hơn vào buổi tối. Khi ho trẻ có thể kèm theo tiếng thở rít khi hít vào.

  • Ho có đờm

Nếu trẻ ho như thể có đờm trong cổ họng kèm với các triệu chứng như hắt hơi, đau họng, chảy nước mắt, biếng ăn thì thường là trẻ bị cảm. Khi bị cảm lạnh trẻ dễ bị ho có đờm, và thường kéo dài từ 1-2 tuần, trong những ngày đầu khi trẻ mới mắc bệnh thì cơn ho sẽ nhiều. Nhưng bố mẹ cũng không nên quá mức lo lắng vì trung bình trẻ em thường cảm từ 6 đến 10 lần trong năm.

  • Ho khan vào ban đêm

ho-o-tre-em-1_800x697

Vào những ngày trời trở lạnh thì trẻ thường bị ho khan vào ban đêm. Tình trạng ho khăn sẽ trở nặng hơn vào ngày hôm sau và bất cứ khi nào trẻ vận động.

Ngoài ra, hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh ho khan ở trẻ. Bở hen suyễn có thể làm viêm nhiễm, làm hẹp đường thở của trẻ do sản xuất chất nhầy quá nhiều. Khi trời trở lạnh hay trẻ vận động mạnh, dị ứng thì những cơn ho khan càng trở nên trầm trọng. Nếu như trẻ gầy thì khi ho bạn sẽ thấy phần ngực trẻ rít lại.

  • Ho thở khò khè

Nếu trẻ bị cảm lạnh, sau một thời gian cơn ho của trẻ trở nên khàn và cao vút như tiếng huýt sáo, kèm theo triệu chứng như thở nhanh, thở gấp, khó chịu thì nguyên nhân là do  trẻ bị viêm phế quản. Phế quản là đường thở nhỏ nhất trong phổi, khi phế quản bị sưng lên, đầy chất nhờn thì trẻ sẽ cảm thấy khó thở. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em vào mùa đông.

  • Ho gà

image001

Nếu trẻ bị cảm lạnh, sau đó cơn ho kéo dài, ho nhiều, đôi khi còn ho hơn 20 lần mỗi lần thở, và giữa các lần ho trẻ sẽ khó thở tạo thành một âm thanh lạ như tiếng gà khi hít vào thì có thể trẻ đã bị ho gà. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, do vi khuẩn tấn công lớp lót đường thở. Điều này dẫn đến viêm đường thở, làm hẹp đường thở, thậm chí là chặn đường thở của trẻ.

  • Ho trầm trọng thường xuyên

Nếu trẻ bị cảm nặng hơn một tuần, kèm theo các cơn ho có trầm trọng, có đờm và trẻ bắt đầu thở nhanh hơn thì có thể trẻ bị viêm phổi. Khi bị viêm phổi thì virus, vi khuẩn xâm nhập vào phổi, gây tiết dịch, lúc này cơ thể của trẻ ho để tống số dịch đó ra ngoài. Vì thế bạn sẽ thấy cơn ho của trẻ thường rất nặng nề.

Khi con ho bố mẹ nên chú ý nhận biết cơn ho của trẻ là do bệnh nào gây ra, nếu có bất thường thì đưa trẻ đến ngay bệnh viện, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Minh Diệu

comment Bình luận

largeer