Lạng Sơn: Đánh giá đúng tình hình thực tế để chủ động chống dịch
Ảnh minh họa
Ngày 6/1, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp trực tuyến 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) về công tác phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Sở Y tế Lạng Sơn, từ ngày 1/11/2021-5/1/2022, toàn tỉnh ghi nhận 2.183 ca mắc COVID-19 (trong đó 856 ca trong cộng đồng, 254 ca là lái xe đường dài, còn lại là F1 chuyển thành F0 và từ vùng dịch về).
Riêng từ ngày 1- 5/1, Lạng Sơn ghi nhận 456 ca mắc mới; trung bình mỗi ngày có 91 ca (trong đó có 215 ca cộng đồng, F1 chuyển thành F0 215 ca, còn lại là số lái xe đường dài và người từ vùng dịch về).
Tổng số F1 đang cách ly là 4.205 trường hợp, Hữu Lũng là huyện có số F1 cách ly cao nhất với 1.243 trường hợp.
Lạng Sơn: Kiểm soát chặt chẽ các ổ dịch phát sinh trong cộng đồng
Hiện cấp độ dịch toàn tỉnh là cấp 1-vùng xanh; có 19/200 xã, thị trấn thuộc cấp 2-vùng vàng và 5/200 xã, thị trấn thuộc cấp 3-vùng cam.
Về công tác tiêm chủng, Lạng Sơn đã tiêm trên 1,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho hơn 506.000 người (đạt 97,17% liều được cấp).
Toàn tỉnh thành lập 155 trạm y tế lưu động, trong đó có 4 trạm được phép thu dung và điều trị F0 nhẹ hoặc không triệu chứng.
Trước những nhận định về tình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán đang cận kề… , ngành Y tế Lạng Sơn đã chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, phương án về đảm bảo cơ sở vật chất, vật tư, nhân lực… ứng phó với dịch theo từng cấp độ; đồng thời, thường xuyên đánh giá cấp độ dịch ở quy mô 3 cấp.
Các địa phương huy động lực lượng để phục vụ việc truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch với phương châm nhanh chóng, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
Ông Nguyễn Thế Toàn, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, cho biết các địa phương đã chủ động, khẩn trương thành lập các cơ sở cách ly tập trung, tổ chức đưa F1 và người về từ vùng dịch theo quy định; duy trì hoạt động của Tổ phòng, chống COVID cộng đồng trong giám sát, theo dõi và quản lý cách ly tại nhà; lên kế hoạch sẵn sàng cung cấp ôxy y tế cho các trạm y tế xã, phương, thị trấn để đáp ứng khi có dịch xảy ra.
Tại cuộc họp, các địa phương cùng các sở ngành đã có những ý kiến liên quan tới khó khăn, hạn chế phát sinh trong công tác phòng, chống dịch cơ sở như: công tác đấu thầu mua sắm sinh phẩm xét nghiệm và trang thiết bị y tế; việc sàng lọc COVID đối với các lái xe đường dài trên các bến bãi khu vực cửa khẩu; chính sách hỗ trợ đối với bác sỹ, nhân viên y tế làm việc tại các trạm y tế; việc thu gom vận chuyển, xử lý rác thải y tế, chất thải lây nhiễm tại các cơ sở cách ly tập trung và trạm y tế lưu động…
Phát biểu tại cuộc họp, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, cho biết Lạng Sơn vẫn kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương đánh giá đúng tình hình thực tế trên địa bàn để tiếp tục chủ động, linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời kiểm soát tình hình địa phương; tích cực tuyên truyền thường xuyên, liên tục để nâng cao ý thức phòng dịch trong nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu huy động đội ngũ tình nguyện viên tham gia chăm sóc người bệnh và thực hiện các công việc hành chính để giảm tải cho nhân viên y tế; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, phát huy tối đa vai trò của Tổ phòng, chống COVID cộng đồng.
Đặc biệt, tại các chốt kiểm soát liên ngành, địa phương có cửa khẩu lưu ý việc kiểm soát tốt và ngăn chặn nguồn lây từ các lái xe đường dài, người về từ vùng nguy cơ cao.
Chính quyền địa phương trong tỉnh lên phương án đón Tết cho cán bộ y tế và những người đang điều trị trong các khu cách ly tập trung.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành Y tế địa phương tăng cường khám sàng lọc tại những nơi nguy cơ, tập trung đông người; hướng dẫn các địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện, phương án cách ly F1 tại nhà và tiến tới việc điều trị F0 tại nhà.
Đồng thời, chủ động chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị, vật tư xét nghiệm, đặc biệt là kit xét nghiệm nhanh, thuốc kháng virus để sẵn sàng ứng phó với tình huống bùng phát dịch và lây lan số lượng lớn trong cộng đồng.
Theo Vietnam+
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm