Lạng Sơn thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Thực hiện Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cùng các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
16/05/2023 10:41

Ngày 10/5, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Công văn số 544/UBND-KT về tổ chức thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025, theo đó, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ:

1. Sở Công Thương

- Trên cơ sở nội dung kế hoạch/dự án và hướng dẫn của Bộ Công Thương thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025, chủ động nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch/dự án cụ thể tổ chức thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

thuong mai dien tu

(Ảnh: Báo Chính phủ)

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử (TMĐT); tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức về kỹ năng, phương pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động TMĐT.

- Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc lợi dụng các hoạt động TMĐT để kinh doanh hàng giả.

2. Cục Quản lý thị trường

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng rà soát, xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TMĐT; duy trì số điện thoại đường dây nóng khuyến khích người dân chủ động, tích cực tham gia tố giác các hành vi lợi dụng hoạt động TMĐT để vi phạm pháp luật.

- Chủ động, phối hợp với các lực lượng chức năng nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động TMĐT; đối với các tổ chức, cá nhân đã được tuyên truyền, ký cam kết hoặc xử lý vi phạm nhưng vẫn cố tình vi phạm, tái phạm, cần có biện pháp răn đe, xử lý nghiêm theo quy định.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động TMĐT; kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng. Cung cấp thông tin cho các lực lượng chức năng liên quan trong việc xử lý để thực hiện quản lý và cảnh báo người tiêu dùng.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ động đôn đốc, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan báo chí truyền thông của tỉnh chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật và cảnh báo về các hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT; tuyên truyền các vụ án, vụ việc điển hình góp phần răn đe, cảnh tỉnh và nâng cao nhận thức, ý thức của nguời tiêu dùng khi tham gia các hoạt động TMĐT.

5. Sở Tài chính

Cân đối, tham mưu bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho Sở Công Thương và các cơ quan  liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thực hiện Đề án theo phân cấp hiện hành và quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn có liên quan.

6. Công an tỉnh

- Chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, xác minh làm rõ các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động TMĐT để thực các hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát và trao đổi thông tin, nghiệp vụ trong kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả trong hoạt động TMĐT.

7. Cục Thuế

Tăng cường công tác quản lý thuế đối với các loại hình kinh doanh thông qua TMĐT; chủ động chia sẻ, trao đổi, cung cấp thông tin cho các các cơ quan, lực lượng chức năng về những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi pham pháp luật trong hoạt động TMĐT để xử lý theo quy định.

8. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh

Phối hợp thực hiện biện pháp ngăn chặn việc thanh toán, chuyển tiền đối với các tổ chức, cá nhân khi nhận được quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

9. UBND các huyện, thành phố

- Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, lực lượng chức năng thực thi pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT trên địa bàn.

- Huy động các nguồn lực tại địa phương để bổ sung, hỗ trợ nhiệm vụ chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

10. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các tầng lớp Nhân dân về các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động TMĐT.

- Tăng cường giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật đối của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hoạt động TMĐT.

- Phản biện xã hội đối với chính sách pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

11. Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh

Phối hợp cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật và cảnh báo về các hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT. Tư vấn, hòa giải các khiếu nại, tranh chấp phát sinh liên quan nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

Gia Huy

comment Bình luận

largeer