Thứ Ba, 3/12/2019 02:20
RSS
Hotline: 0913019054

Loại cây quen thuộc trong vườn giúp điều trị trĩ tại nhà

Xung quanh ta có nhiều loại thảo dược tưởng chừng là cỏ dại nhưng lại là vị thuốc điều trị bệnh rất hữu hiệu, trong đó có những cây lá điều trị bệnh trĩ rất hay. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những loại thảo dược quen thuộc được ông bà ta sử dụng làm thuốc điều trị trĩ (có cả phương pháp uống trong, dùng ngoài và xông hơi).
22/01/2025 19:18

Cỏ thuốc hàn 

Cây cỏ thuốc hàn mọc hoang khắp nơi, từ ruộng vườn đến vệ đường, ao mương… Cây cỏ này có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và kháng khuẩn.

Cách dùng: Hái một nắm cỏ thuốc hàn tươi (khoảng 20g) rửa sạch, đem đi giã nát rồi vắt lấy nước, thêm chút muối vào cho dễ uống vì cỏ thuốc hàn khá đắng. Mỗi ngày uống một lần, chừng hai ba hôm sau là hết ngứa, thỉnh thoảng bị ngứa lại thì lại uống thêm 2 – 3 lần là hết luôn (cỏ thuốc hàn mặc dù khá lành tính nhưng bạn nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng).

cothuochan1

Cỏ thuốc hàn (Ảnh: Caythuoc.org)

Lá trầu không

Lá trầu không đã quá quen thuộc với người Việt Nam, từ thơ ca đi vào đời sống. Ông bà ta dùng trầu để cúng gia tiên trong ngày rằm, mùng một và trong những sự kiện quan trọng như cưới, hỏi. Trong đời sống hằng ngày, người ta còn dùng trầu làm thuốc.

Được biết, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm đau và đặc biệt là kháng khuẩn (và nhờ tính sát khuẩn mà dân gian đã dùng lá trầu để điều trị trĩ).

Bài thuốc cụ thể như sau:

Bước 1: Hái 50g lá trầu tươi, rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Bước 2: Nấu lá trầu cùng 1 lít nước sạch, giữ sôi từ 5 đến 10 phút.

Cách dùng: Đổ phần nước đã nấu ra thau, pha nước vừa ấm và ngâm hậu môn từ 5 đến 10 phút. Mỗi ngày, bạn thực hiện 1 lần trước khi ngủ và nếu có thời gian thì thực hiện thêm vào buổi sáng để búi trĩ nhanh teo hơn. Với cách này, búi trĩ sẽ teo lại một cách chậm rãi và an toàn (đồng thời cũng giúp sát khuẩn khu vực bị trĩ).

Ghi chú: Người sau khi phẫu thuật trĩ cũng có thể dùng cách này để sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Dùng lá bình bát Nam Bộ xông hơi để điều trị trĩ

Lá bình bát khá quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam Bộ. Theo kinh nghiệm của dân gian, cả cây bình bát đều có công dụng sát khuẩn, chống viêm, thân cây điều trị được bệnh lao phổi và các bệnh về xương khớp.

Bên cạnh đó, nhờ tác dụng sát khuẩn mà dân gian còn dùng lá bình bát để xông cho các búi trĩ teo lại. Cách thực hiện bài thuốc như sau:

Bước 1: Hái 250g lá bình bát tươi, đem đi rửa sạch (lá bình bát được nói ở đây là lá của loại cây thân gỗ, không phải lá bình bát dây).

Bước 2: Nấu lá bình bát cùng 1 lít nước trong 10 phút rồi đổ ra thau chậu, pha thêm ít nước cho bớt nóng.

Cách dùng: Thực hiện xông vùng bị trĩ cho đến khi hết hơi nóng (lưu ý chỉ xông hơi, không nhúng trực tiếp). Kiên trì thực hiện mỗi ngày hai lần sáng tối, nếu không có thời gian thì nên xông 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là loại cây thường được dùng làm cảnh với ý nghĩa đem lại sự may mắn, thịnh vượng và mạnh mẽ cho gia chủ.

Bên cạnh đó, nhờ có tính sát khuẩn cao mà nước lá lưỡi hổ còn được để sát trùng, hỗ trợ điều trị trĩ.

Cách dùng như sau:

Bước 1: Cắt lấy 2 – 3 lá lưỡi hổ, rửa sạch rồi cắt nhỏ (để lá dễ tiết ra chất thuốc trong quá trình nấu).

Bước 2: Nấu cùng 1 lít nước, để sôi từ 5 – 10 phút rồi nhắc xuống và pha cùng một ít nước lạnh cho nước ấm lại (để tránh bị bỏng da trong quá trình ngâm).

Cách dùng: Ngâm trực tiếp vào chậu nước đã pha cho đến khi nước nguội, sau đó dùng khăn mềm lau khô (mỗi ngày thực hiện một lần và nếu có thời gian thì nên thực hiện 2 lần mỗi ngày).

Tùy theo nhà bạn có loại cây lá nào trong số những loại trên thì bạn sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Thông thường, không quá 2 tuần, các búi trĩ sẽ tự teo lại, không cần đi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu các búi trĩ không có dấu hiệu teo lại thì bạn nên thăm khám để thay đổi phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, người bị trĩ cũng cần thay đổi chế độ ăn để việc đại tiện được dễ dàng hơn, tránh táo bón làm trĩ nặng hơn. Đó là ăn nhiều rau xanh có tính nhuận tràng, hạn chế uống trà và những thực phẩm có vị chát.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận