Loại nước súc miệng có thể diệt virus Corona trong 30 giây

Nghiên cứu tại Đại học Cardiff (Anh) cho kết quả nước súc miệng chứa trên 0.07% cetypyridinium chloride (CPC) có thể diệt virus Corona trong 30 giây.
18/11/2020 15:27

Kênh Al Jazeera cho biết đánh giá ban đầu của các nhà khoa học tại Đại học Cardiff về nước súc miệng cho thấy dấu hiệu tiềm năng của việc giảm lây truyền virus Corona.

Giáo sư David Thomas tại Đại học Cardiff đã sử dụng nước súc miệng Dentyl của Anh để tiến hành thử nghiệm. Ông nhận định rằng kết quả ban đầu cho thấy đây là bước tiến tích cực nhưng vẫn cần có thêm nghiên cứu lâm sàng.

Giáo sư David Thomas chia sẻ: “Chúng ta cần phải tìm hiểu liệu hiệu ứng của nước súc miệng với virus Cornona chủng mới (SARS-CoV-2) gây COVID-19 trong phòng thí nghiệm có thể hiệu nghiệm với bệnh nhân trên thực tế hay không và chúng tôi chờ đợi để hoàn thành thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm 2021”.

Ngoài ra, bệnh viện Đại học Wales ở Cardiff cũng chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng về khả năng nước súc miệng giảm virus Corona trong nước bọt của bệnh nhân. Kết quả thử nghiệm sẽ được công bố vào đầu năm 2021.

Kênh Al Jazeera dẫn lời bác sĩ Nick Claydon - một chuyên gia về mô nha chu- nhận xét rằng nước súc miệng có thể trở thành vật bổ sung quan trọng trong chống virus Corona cùng với nước rửa tay, khẩu trang và giãn cách xã hội.

nuoc-muoi-sinh-ly-suc-mieng-e1584694488693

Nên súc miệng hay súc họng?

Vào năm 2003, một  nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho hay,  povidone-iodine (PVP-I)  có khả năng bất hoạt  virus corona gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp gây đại dịch  SARS  năm 2003,  nó làm giảm nồng độ virus xuống ngưỡng không  phát hiện,  từ đó giảm nguy cơ lây lan của bệnh. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây của Đức, cho thấy, giải pháp súc miệng bằng PVP-I có thể loại bỏ hơn 99% các chủng virus corona gây bệnh SARS và MERS - họ hàng rất gần với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 hiện nay.

Theo các nhà khoa học, virus gây bệnh SARS và virus gây bệnh COVID-19  có bộ gen giống nhau đến  70%, cơ chế lây nhiễm của các loại virus này cũng có nhiều điểm tương đồng.  Đầu tiên virus xâm nhập qua  niêm mạc mũi và miệng, sau đó nhân lên  ở đường  hầu, họng, sau thời gian ủ bệnh  virus di chuyển xuống  phổi, phế quản, hoặc đi vào máu.

su_dung_nuoc_suc_mieng

Súc miệng, súc họng sát khuẩn chính là cách để  bảo vệ  ngăn virus  xâm nhập vào vùng hầu họng gây bệnh.

Để phòng bệnh hô hấp, các chuyên gia bệnh hô hấp khuyên nên súc họng thay vì súc miệng. Nếu chỉ súc miệng sẽ không đưa được hoạt chất povidone-iodine (PVP-I)  xuống vùng hầu họng, cửa ngõ của đường hô hấp. Khi súc họng, ngậm một ngụm dung dịch súc họng (10-20ml), khoảng 30 giây, súc đều và nhổ đi, tuyệt đối không được nuốt. Không nên ngậm nước súc họng vào rồi nhổ ra ngay,  mỗi lần vài ba ngụm không chỉ có tác dụng làm sạch họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn tốt.

Với người khỏe mạnh, dùng dự phòng, súc họng trong ít nhất 30 giây, mỗi ngày từ 3- 4 lần. Khi bị tổn thương, cần súc miệng hoặc họng trong 2 phút, dùng 4 lần trong ngày, đặc biệt sau khi ăn, theo chỉ định của bác sĩ.   Sau khi súc xong, giữ nguyên, không súc lại bằng nước, duy trì hiệu quả kháng khuẩn liên tục sau nhiều giờ đồng hồ.

Theo Người đưa tin

comment Bình luận

largeer