Lưu ý trong dinh dưỡng sinh hoạt dành cho người huyết áp cao dịp Tết

Người bị huyết áp cao nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp trong dịp Tết. Vậy họ cần lưu ý những gì? Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe.
11/01/2023 09:31

Một vài biểu hiện của một cơn cao huyết áp

- Đo chỉ số huyết áp trên 140/90mmHg có thể nói là mức huyết áp cao.

- Xuất hiện tình trạng chóng mặt, choáng váng hoặc nhức đầu.

- Mặt đỏ bừng, nóng vùng mặt.

- Nôn, buồn nôn, hoặc chảy máu mũi…

- Tê ran các chi là một dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não trong tăng huyết áp.

Trên đây là một vài biểu hiện không đặc trưng báo hiệu một cơn huyết áp cao đột ngột mà người bệnh cần lưu ý để kịp thời kiểm tra huyết áp và dùng thuốc hạ áp kịp thời.

Ảnh: TTVN

Ảnh: TTVN

Người bị huyết áp cao nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như thế nào trong dịp Tết

Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ việc kiểm tra huyết áp và dùng thuốc hạ áp đúng giờ. Đây là yếu tố kiên quyết để duy trì mức huyết áp ở ngưỡng cho phép. Duy trì 30 phút thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

Bên cạnh những chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho người huyết áp cao như chế độ ăn nhạt, ăn thực đơn cân đối giữa các nhóm thực phẩm đạm - chất béo - tinh bột - khoáng chất và vitamin… thì có một số món ăn đặc trưng của ngày tết người bệnh cần lưu ý:

- Bánh chưng và bánh tét là các món ăn truyền thống giàu năng lượng, bổ dưỡng nhưng lại có tỷ lệ muối khá cao không phù hợp với người tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu tết không được ăn các món ăn này thì e là tết không được trọn vẹn. Vì vậy người huyết áp cao có thể ăn khoảng 100g bánh chưng, bánh tét mỗi ngày và nên ăn vào bữa sáng hoặc trưa, không nên ăn vào bữa tối. Cũng nên kết hợp bánh chưng, bánh tét với các loại củ ngâm chua ngọt thay vì ăn với hành muối hoặc củ kiệu muối.

- Các món xào nên kết hợp xào với nhiều loại rau củ thay vì chỉ xào thịt (chất đạm động vật nói chung).

- Các món thịt nguội, giò chả, các thực phẩm chế biến sẵn không những nhiều chất béo bão hòa mà còn có hàm lượng muối cao và chất bảo quản. Không nên ăn quá 100g/ngày.

- Bánh kẹo, mứt tết mặc dù cung cấp năng lượng cao nhưng lại ít xơ, ít khoáng chất. Bạn nên ăn các loại mứt tết làm từ trái cây hoặc ăn thay thế bằng trái cây tươi.

- Các loại hạt dinh dưỡng như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí, hạt điều, hạt dẻ cười… là các loại hạt rất tốt cho sức khỏe nhưng lại thường được tẩm muối hoặc đường cho dễ ăn và thay đổi hương vị. Người bị tăng huyết áp chỉ nên ăn các hạt không tẩm và ăn với lượng vừa phải.

- Thực đơn ngày Tết càng cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây đa dạng. Các loại rau nên xuất hiện trong mâm cơm tết như cải xanh, cải ngọt, bông cải, cà chua, dưa leo, bầu, bí… và các loại trái cây nhất là trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, dứa…

- Đồ uống trong dịp tết đa phần xoay quanh rượu, bia, nước ngọt. Theo một vài thống kê cho thấy cứ uống 100ml sẽ làm tăng áp lực thành mạch lên 3mmHg tức là sẽ làm tăng chỉ số huyết áp lên 3mmHg. Để phòng tránh việc huyết áp cao do uống rượu bia các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày không uống quá 50ml rượu mạnh, 150ml rượu vang và 350ml bia. Có thể dùng các loại nước khác trong giao lưu bạn bè như trà xanh, trà hoa cúc, trà sen…

- Cà phê cũng là một trong các thức uống thường được dùng trong ngày tết. 

Nhìn chung cho dù là dịp lễ tết khai xuân hay hội hè người huyết áp cao vẫn nên duy trì các sinh hoạt hàng ngày kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp. Không nên để thú vui nhất thời làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý hiện mắc. Chỉ có vui xuân lành mạnh thì tết mới trọn niềm vui.

Thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:

- Chất đạm: Từ 0,8-1g protein.

- Chất béo từ 25-30g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.

- Chất bột đường từ 300-320g.

- Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6g.

- Chất xơ từ rau, củ, quả khoảng 30-40g (tương đương từ 300-500g rau).

- Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo. Nói chung, mỗi ngày không nên dùng hơn 250mg cholesterol từ các loại thực phẩm.

- Không nên ăn thực phẩm chế biến từ nội tạng và mỡ động vật, thịt đóng hộp, giăm bông, thịt nguội, da gia súc và gia cầm, sản phẩm làm từ sữa béo, chocolate, khoai tây chiên.

- Hạn chế một số thủy hải sản như tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực…

- Thiết kế thực đơn với cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.

Thầy thuốc Việt Nam

comment Bình luận

largeer