Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh có thể gây ra chậm phát triển và ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của trẻ. Các bậc cha mẹ cần chú ý đến tình trạng này của trẻ.
03/02/2023 16:37

Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi trẻ do vị trí gặp vấn đề của đường tiêu hóa và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trẻ em có thể gặp các tình trạng sau:

- Nôn trớ: Tình trạng này hay gặp đối với trẻ nhỏ vì vị trí dạ dày sơ sinh đang nằm ngang. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần và hết khi trẻ lớn lên.

- Táo bón: Là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ vì nhu động ruột còn yếu, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện. Khi bị táo bón, trẻ hay quấy khóc, cáu gắt, dễ bỏ bú.

Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Ảnh minh họa

Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Ảnh minh họa

- Đi ngoài phân sống: Sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân sống.

- Tăng cân chậm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến kém hấp thu và tăng cân chậm.

- Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày.

- Mất nước: Nếu trẻ đi ngoài nhiều có thể dẫn đến mất nước. Biểu hiện chính là, mắt trũng; thóp lõm; Lưỡi khô và môi khô; Không có nước mắt khi khóc; Tiểu ít; Da khô và nhăn nheo; Thở sâu, nhanh; Bàn tay và bàn chân lạnh; Lơ mơ (ngủ nhiều hơn và ít nghịch hơn)

Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mà bạn cần biết

Gừng

Gừng có tác dụng rất tốt trong giảm kích thích đường tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi và chướng bụng.

Nguyên liệu: 100g gừng tươi và 5g lá chè khô.

Cách thực hiện: Đun các nguyên liệu với 800ml nước đến khi cạn còn 2/3 nước chia uống 3 lần/ngày

Lá ổi: Giàu chất xơ, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, ngăn ngừa táo bón

Cách làm: Nấu nước lá ổi và cho trẻ uống

Hồng xiêm xanh: Loại quả này có vị chát, có khả năng chữa kiết lỵ, tiêu chảy hiệu quả.

Cách làm: Cắt hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô và sao vàng để dùng dần. Sắc 10 lát với nước uống sao cho nước ngập hồng xiêm, cho trẻ uống ngày 2 lần.

Lưu ý: Các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nêu trên đều an toàn do sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên chưa được chứng minh bằng khoa học. Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa cần được điều trị kịp thời để tránh tình trạng rối loạn nặng hơn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên chú ý những gì?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bà mẹ nên chú ý trong việc:

Cách cho bú đúng kỹ thuật:

Cho bú với tư thế ngồi nhằm ngăn ngừa tình trạng trào ngược sữa của trẻ và cho trẻ ngậm hết núm vú nhằm hạn chế trẻ nuốt không khí khi bú, không cho bú một lần với lượng sữa nhiều mà chia nhỏ thành nhiều cữ.

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên chú ý những gì? Ảnh minh họa

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên chú ý những gì? Ảnh minh họa

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì?

– Không sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê.

– Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…).

– Bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả trong chế độ ăn nhằm bổ sung vitamin cho trẻ.

– Chế độ ăn cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, và các loại vitamin.

– Tăng khẩu phần cả ngày và  chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6 bữa/ngày).

– Bổ sung vitamin: ngay sau khi sinh hoặc trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bà nên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), và  tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất.

– Hạn chế các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng và kích ứng như hải sản, các loại côn trùng.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?

Trong một vài trường hợp, phụ huynh cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế nếu gặp các tình trạng sau:

- Trẻ bỏ bú và quấy khóc dữ dội.

- Trẻ đi ngoài phân đen hoặc có máu.

- Trẻ táo bón trong nhiều ngày.

- Trẻ có các dấu hiệu mất nước: Mắt trũng; Thóp lõm; Lưỡi khô và môi khô; Không có nước mắt khi khóc; Tiểu ít; Da khô và nhăn nheo; Thở sâu, nhanh; Bàn tay và bàn chân lạnh; Lơ mơ (ngủ nhiều hơn và ít nghịch hơn)

Các biểu hiện trên là dấu hiệu cho các trường hợp nguy hiểm ở trẻ như: Tắc ruột, lồng ruột, mất nước, nên cần sự can thiệp y tế kịp thời.

Theo Thầy thuốc Việt Nam

comment Bình luận

largeer