Mẹo giúp bé đi tiêm phòng không bị sốt

Sau khi đi tiêm phòng vắc xin, trẻ thường có dấu hiệu sốt, sưng, đau tại vị trí tiêm. Bố mẹ phải theo dõi tình trạng của con nếu có những biến chứng phức tạp như sốt cao, tím tái, co giật.
30/09/2020 11:51

"Bé nhà mình được 6 tháng tuổi,mình chuẩn bị cho con đi tiêm phòng. Tôi muốn hỏi có mẹ gì để phòng cho bé không bị sốt sau tiêm hay không?" Bạn đọc Mai Thanh Hương - Lạng Sơn hỏi.

Theo các bác sĩ, sốt là một phản ứng tự nhiên rất thường gặp sau khi tiêm phòng, tùy vào từng thể trạng khác nhau, mỗi bé sẽ có một biểu hiện sốt khác nhau. Có những bé chỉ quấy khóc sau tiêm vì đau và không sốt nhưng có bé lại bị sốt. Đây là những triệu chứng rất bình thường và sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày.

tia to

Trong một bài viết, lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: Tía tô là một vị thuốc có tác dụng trừ phong hàn, giải cảm phong hàn, làm ra mồ hôi, hạ sốt và giải độc rất tốt. Trước hôm đi tiêm, các mẹ nên mua rau tía tô về rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn rồi cho con bú càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong mẹ cũng cần cho con bú nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt. Bé dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.

Ngoài ra, sau khi bé tiêm ngừa, các mẹ lấy bông y tế day vào chỗ tiêm cho khô sau đó chườm lạnh bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh. Cách khác là dán một miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc. Không khuyến khích sử dụng chanh hay khoai tây thái lát mỏng đắp lên nơi tiêm vì có thể có nguy cơ gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm. 

Lương y Hải cho biết thêm, ngoài cách trên các mẹ có thể cho con uống thêm sắn dây hay uống nước đỗ đen cũng ngăn ngừa và làm giảm cơn sốt.

Dương Nhung (Tổng hợp)

comment Bình luận

largeer