Mối quan hệ giữa trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản

Khi cảm thấy bị ợ nóng, ợ chua, người ta thường nghĩ ngay đến trào ngược dạ dày thực quản. Ít ai biết rằng, trào ngược dịch mật cũng có thể là thủ phạm chính gây ra các triệu chứng khó chịu này. Khi dịch mật di chuyển vào trong dạ dày sẽ gây tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Trào ngược dịch mật còn là một trong các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản.
10/04/2023 15:22

Trào ngược dịch mật là gì?

Dịch mật là dịch tiêu hóa chất béo, giúp cơ thể hấp thu chất béo và các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K). Dịch mật là chất lỏng màu xanh trong hoặc vàng, hơi nhầy có pH từ 7 đến 7,7. Gan là cơ quan tiết ra dịch mật, qua ống mật đổ vào tá tràng.

Bình thường, van môn vị sẽ đóng để ngăn không cho dịch thức ăn ở ruột non trào ngược vào dạ dày, chỉ khi có thức ăn xuống ruột thì mới mở ra.

Khi dịch thức ăn và dịch mật di chuyển từ dịch mật lên dạ dày thì được gọi là hiện tượng trào ngược dịch mật. Nguyên nhân là do van môn vị đóng không chặt hoặc đóng mở không đúng lúc.

Mối quan hệ giữa trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh: Nội khoa Việt Nam

Mối quan hệ giữa trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh: Nội khoa Việt Nam

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Dịch dạ dày là dịch tiêu hóa phần lớn các loại thức ăn. Thành phần của dịch dạ dày bao gồm HCl, Pesin… Dịch vị có pH rất thấp (khoảng từ 2 đến 2,5).

Với người khỏe mạnh, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản chỉ xảy ra một vài lần trong một tháng. Khi hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì khi đó hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản trở thành bệnh lý.

Van tâm vị cùng với cơ thắt thực quản dưới và cơ hoành giúp đảm bảo thức ăn và dịch vị không trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản là do van tâm vị đóng không chặt hoặc tăng áp lực dạ dày và/ hoặc giảm áp lực ở thực quản.

Mối quan hệ giữa trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản

Khi dịch mật di chuyển vào trong dạ dày sẽ gây tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Trào ngược dịch mật là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây trào ngược dạ dày thực quản.

Khi hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản dẫn theo dịch mật đi lên vùng thực quản và ngã 3 hầu họng, người bệnh sẽ thấy đắng miệng, nôn dịch xanh vàng, có thể có ho, phù nề dây thanh gây mất tiếng… Nặng hơn nữa có thể có nguy cơ bị barrett thực quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày.

Trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng tương tự nhau và có thể xảy ra cùng lúc nên thường khó chuẩn đoán trào ngược dịch mật.

Mức độ nguy hiểm của người mắc đồng thời hai bệnh này

Trào ngược dịch mật gây tổn thương niêm mạc dạ dày, có thể tiến triển thành loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Trào ngược dịch mật thường xảy ra ở những bệnh nhân cũng bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh, mức độ tổn thương thường đặc biệt nghiêm trọng, làm tăng triệu chứng ợ nóng và viêm dai dẳng, tăng nguy cơ tổn thương thực quản, bao gồm các tình trạng ung thư thực quản và ung thư thực quản Barrett.

Mức độ nguy hiểm của người mắc đồng thời hai bệnh này. Ảnh: Nội khoa Việt Nam

Mức độ nguy hiểm của người mắc đồng thời hai bệnh này. Ảnh: Nội khoa Việt Nam

Cần làm gì khi bị mắc cả trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày?

Thay đổi lối sống

Thay đổi chế độ ăn uống: Chia nhỏ các bữa ăn. Đợi ít nhất 2 – 3 giờ trước khi nằm. Tránh các thực phẩm giàu chất béo, caffein, giấm, hành tây, chocolate, cam quýt, đồ uống có ga, cà chua, thực phẩm cay và bạc hà…

- Hạn chế hoặc tránh uống rượu.

- Bỏ thuốc lá.

- Hạn chế căng thẳng.

- Nằm cao đầu để ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược.

- Tập thể dục để duy trì cân nặng thích hợp.

Điều trị bằng thuốc

- Thuốc hạ cholesterol: giúp hạ lipid máu, ngăn ngừa tổng hợp dịch mật và muối mật.

- Các thuốc làm tăng thời gian rỗng dạ dày.

- Thuốc ức chế bơm proton: Làm giảm tiết acid dạ dày.

- Acid Ursodeoxycholic: tác dụng làm giảm acid mật nội sinh.

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật

Là phương pháp điều trị được lựa chọn cuối cùng sau khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Bao gồm:

- Phẫu thuật chuyển hướng (thủ thuật Roux – en – Y): Phương pháp này nhằm tạo một đường ống dẫn dịch mật vào hỗng tràng thay vì đổ vào tá tràng như trước. Phương pháp có tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 50 – 90%.

- Fundoplication (phẫu thuật antireflux): Phương pháp giúp tăng khả năng co thắt của cơ vòng thực quản, ngăn dịch vị và dịch mật trào ngược.

Liệu pháp tích hợp (Integrative therapies)

Hiện nay, liệu pháp tích hợp vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng hoặc còn mâu thuẫn, ví dụ như:

- Các phương pháp điều trị viêm dạ dày có thể có lợi mặc dù các phương pháp này chưa được chứng minh lâm sàng trong điều trị hiệu quả trào ngược dịch mật.

- Sử dụng các phương pháp thảo dược cũng có thể có lợi cho việc điều trị.

Theo Nội khoa Việt Nam

comment Bình luận

largeer