Một người đàn ông bị chiếc xương cá găm vào móng tay, 4 năm sau đó phát hiện bị ung thư
Bác Lâm (63 tuổi) ở Hàng Châu, Trung Quốc đã nghỉ hưu, ông dành phần lớn thời gian ở nhà và rất thích nấu ăn, đặc biệt là các món cá. Cách đây 5 năm, trong khi đang làm món cá muối thì ngón tay đeo nhẫn bên trái bị xương cá đâm vào.
Xương của loại cá này khá to, sau khi rút mảnh xương ra, ông lau vết máu rồi băng bó tạm thời. Là người thường xuyên nấu ăn, thật khó tránh khỏi một số tình huống bị thương như vậy nên ông Lâm chủ quan mặc kệ. Mấy ngày sau, vết thương ở tay cứ chạm vào nước là bị đau nhức, sưng tấy lên.
Ông tự bôi thuốc giảm đau nhưng không thấy đỡ nên đã đến bệnh viện gần nhà kiểm tra. Ông được chẩn đoán là bị paronychia (viêm quanh móng). Vì vết thương bị nhiễm trùng nên ông được kê đơn các loại thuốc tương ứng để điều trị.
Trong 4 năm sau đó, vết thương ở ngón tay của ông Lâm vẫn cứ đau nhức lặp đi lặp lại. Mỗi lần như vậy, ông phải giảm đau bằng thuốc kháng sinh. Không ngờ 1 năm trước, vết thương lại bị nhiễm trùng và tình trạng nghiêm trọng hơn trước.
Chỗ bị xương cá đâm trên tay ông Lâm.
"Trước đây, chỗ đau như bị kim châm, nhưng bây giờ toàn bộ móng tay rất đau khi ấn vào. Trong 1 năm nay, chỗ vết thương đó không ngừng chảy mủ", ông Lâm chia sẻ.
Việc điều trị tại bệnh viện gần nhà không hiệu quả, ông Lâm quyết định đến Bệnh viện số 1 của Đại học Chiết Giang để kiểm tra.
Tại đây, bác sĩ Lục Huy, Phó trưởng khoa chỉnh hình sau khi nghe toàn bộ quá trình chữa bệnh của ông Lâm đã quyết định chụp cộng hưởng MRI. Kết quả cho thấy phần mô mềm ở ngón tay dày lên, có một khối u ác tính rất lớn đang phát triển. Cách điều trị tốt nhất là phải phẫu thuật cắt bỏ.
Vài ngày sau đó, ca phẫu thuật được tiến hành. Bác sĩ Lục đã cắt bỏ ra được một khối u có kích thước 0,8x0,5 cm. Kết quả bệnh lý cho thấy đây là ung thư biểu mô tế bào vảy.
Ung thư biểu mô tế bào vảy nguy hiểm như thế nào?
Bác sĩ Lục cho biết: "Ung thư biểu mô tế bào vảy là một khối u ác tính của da, không chỉ phát triển trên móng tay và còn nhiều bộ phận khác, rất dễ chẩn đoán nhầm và bỏ sót”.
Đối với trường hợp của ông Lâm, vết thương do xương cá đâm, sau 5 năm kéo dài không lành đã biến thành khối u ác tính. Nhiều người có thể không tin điều này, nhưng trên thực tế lâm sàng các tế bào ung thư có thể xuất hiện một cách vô tình như vậy.
Ô Hùng Phi, phó trưởng khoa Phẫu thuật Ung thư của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang cho biết: "Lớp da là cơ quan ngoài cùng của con người trông giống như vảy dưới kính hiển vi nên được gọi là tế bào vảy. Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xảy ra trên da, phổi, thực quản, niêm mạc miệng và các bộ phận khác. Tuy nhiên, ung thư biểu mô tế bào vảy xảy ra ở da là phổ biến nhất".
Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư biểu mô tế bào vảy, chẳng hạn như tia cực tím, bức xạ, chất gây ung thư hóa học, nhiễm virus và các bệnh da mãn tính đều là những yếu tố gây ung thư.
“Các vết thương mãn tính trên bề mặt da không lành trong một thời gian dài và có thể trở thành ung thư dưới tác động của các yếu tố kích thích khác nhau.
Vết thương nói chung không lành hẳn trong 5-10 năm sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư. Tất nhiên tình trạng của vết thương còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động”, bác sĩ Lục Huy cho biết thêm.
Tại sao những vết thương mãn tính lâu ngày không lành lại có nguy cơ bị ung thư?
Bác sĩ Ô Hùng Phi giải thích rằng, đó là do trong quá trình “lành vết thương” lặp đi lặp lại, có khả năng các tế bào mới bị đột biến gen khi chúng thay thế các tế bào cũ, chỉ cần một tế bào biến đổi, ung thư sẽ xuất hiện.
Sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào vảy giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi vẫn tương đối cao. Nếu còn di căn hạch, ngoài phẫu thuật còn phải mổ bóc tách hạch, nhưng nếu di căn rộng, cơ hội sống sót qua phẫu thuật là rất mong manh.
Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị sớm là điều đặc biệt quan trọng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu da luôn bị lở loét, nhất là đối với những người mắc các bệnh mãn tính về da, nếu vết thương mãi không lành thì nên đến bệnh viện kiểm tra sớm.
Bác sĩ Kiều Kiến Quân, phó trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện số 1 của Đại học Chiết Giang cho biết: "Soi da rất hữu ích để tầm soát sớm các tổn thương tiền ung thư da. Người cao tuổi bị ban đỏ, dày sừng (da dày và cứng) và những người tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài có thể được tầm soát sớm bằng soi da".
Theo Báo Giao Thông
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm