Một số cách ngâm chân giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc
Dưới đây là 5 cách ngâm chân trị mất ngủ đơn giản, dễ thực hiện nhưng không kém phần hiệu nghiệm. Bạn có thể tham khảo và áp dụng vào mỗi buổi tối trước khi ngủ:
Dùng nước muối ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ
Những đối tượng bận rộn, ít thời gian có thể thực hiện liệu pháp ngâm chân bằng nước muối để trị mất ngủ. Cách làm này vừa đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả không kém.
Trong Đông y, muối có vị mặn, tính hàn, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giải độc, tả hỏa và thanh tâm. Việc ngâm chân với nước muối sẽ giúp loại bỏ các tác nhân bị nguyên bám trên da, đồng thời điều hòa tuần hoàn máu, làm dịu tình trạng âu lo, căng thẳng và chất lượng giấc ngủ.
Để có được một chậu nước muối ấm ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể tiến hành thực hiện theo các bước sau:
- Cho vào thau lớn 2 – 3 lít sôi;
- Tiếp tục cho 2 – 3 thìa muối hạt và một lượng nước mát vừa đủ sao cho nước đạt được độ ấm;
- Quẫy nhẹ tay để muối tan hết rồi dùng nước để ngâm chân;
- Tiến hành ngâm chân khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại thêm một lần nước mát. Sau đó dùng khăn bông khô để lau sạch.
Nấu nước lá ngải cứu để ngâm chân trị mất ngủ
Không chỉ được biết đến là loại gia vị quen thuộc, lá ngải cứu còn được dân gian ví như vị thần dược với công dụng nhiều bệnh lý khác nhau. Trong Y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng khử hàn, giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm và an thần.
Ngâm chân với nước lá ngải cứu sẽ giúp làm giảm sự căng thẳng, mệt nhọc hay áp lực từ cuộc sống, mang lại một cảm giác dễ chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu ngải cứu để thay thế cho lá tươi. Với mùi thơm dễ chịu từ tinh dầu sẽ mang lại một cảm giác thư thái, dễ chịu và giúp người bệnh dễ đi sâu vào giấc ngủ.
Ngoài công dụng cải thiện giấc ngủ, liệu pháp ngâm chân bằng nước lá ngải cứu còn có tác dụng trị các bệnh ngoài da xuất hiện ở bàn chân, làm giảm chứng đau nhức xương khớp, tay chân tê mỏi,…
Trước khi đi ngủ chừng 1 giờ đồng hồ, bạn có thể ngồi ngâm chân lá ngải cứu để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Liệu pháp này thực hiện tương đối đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Đem một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn bám quanh lá, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ lá ngải cứu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước và tiến hành đun sôi khoảng 5 – 10 phút;
- Đổ nước ra chậu, pha thêm một ít nước mát sao cho nhiệt độ đủ ấm để ngâm chân;
- Tiến hành ngâm chân khoảng 15 – 20 phút. Để gia tăng công dụng, có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng dưới bàn chân, điều này sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, khu phong và đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn.
Bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ từ vỏ quế
Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, vỏ quế có vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ. Loại dược liệu này có tác dụng khu phong, hành khí, chỉ thống, thông kinh, hoạt huyết và hỗ trợ điều trị các bệnh cho phong hàn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, thành phần hoạt chất cinnamaldehyde trong vỏ quế có tác dụng giảm đau nhức, an thần và đặc biệt, giúp ức chế hệ thần kinh trung ương.
Do đó, các đối tượng bị mất ngủ ngắn hạn hay mất ngủ kinh niên không nên bỏ qua liệu pháp ngâm chân với vỏ quế trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu, không bị đánh thức bởi các tác động nhỏ, giảm hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.
Bạn cần chuẩn bị 100gr vỏ quế khô rồi tiến hành nấu nước và ngâm chân theo các bước sau:
- Đem toàn bộ vỏ quế đã được chuẩn bị đun cùng với 3 lít nước;
- Tiến hành đun cho đến khi các tinh chất có trong vỏ quế tan hoàn toàn trong nước thì tắt bếp;
- Đổ nước ra chậu lớn và pha thêm một lượng nước mát;
- Tiến hành ngâm chân từ 15 – 20 phút rồi dùng khăn bông để lau khô nước.
Nếu không có vỏ quế khô, có thể sử dụng lá quế để thay thế đều được.
Giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc nhờ liệu pháp ngâm chân cùng với gừng
Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho hay, gừng tươi còn được gọi là sinh khương. Loại dược liệu này có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng giải biểu, tán phong hàn, hành khí và giải độc. Việc ngâm chân với nước gừng có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, ổn định thần kinh, cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt nhọc, uể oải.
Hơn nữa, tinh dầu gừng có mùi thơm dễ chịu, mang lại cảm giác thư thái, lạc quan, giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Các chuyên gia còn cho biết, việc ngâm chân với nước gừng tươi rất thích hợp cho người trung niên, người cao tuổi bị mất ngủ do bệnh cao huyết áp.
Các bước chuẩn bị và ngâm chân từ nước gừng:
- Rửa sạch 2 củ gừng tươi để loại bỏ lớp đất cát và vi khuẩn. Sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đập dập;
- Cho toàn bộ gừng đã được sơ chế vào trong nồi cùng với 2 lít nước;
- Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi chừng 7 – 10 phút. Thêm 2 thìa cà phê muối để tăng tính sát khuẩn;
- Đổ hết phần nước ra thau, pha thêm một ít nước lạnh và ngâm chân chừng 15 – 20 phút.
Ngâm chân với nước sả – Cải thiện giấc ngủ, thư giãn cơ thể
Sả là loại nguyên liệu được sử dụng khá nhiều trong một số món ăn nhằm mục đích tăng hương vị, chống lạnh bụng và tiêu chảy. Bên cạnh đó, sả còn được dân gian ứng dụng lâm sàng trong một số bài thuốc, cụ thể hơn là sử dụng phần tinh dầu. Lượng tinh dầu sả có tác dụng làm giảm sự căng thẳng, mệt nhọc, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ.
Bên cạnh đó, việc ngâm chân với nước sả rất thích hợp cho các trường hợp bị trúng phong hàn khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó ngủ và sợ lạnh. Một số tài liệu nghiên cứu khoa học khác còn cho biết, mùi hương của tinh dầu sả có tác dụng làm dịu chứng rối loạn thần kinh như chóng mặt, tay chân run rẩy, căng thẳng, bệnh động kinh,…
Để có được một chậu nước sả ngâm chân, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Mang 4 – 5 cây sả còn tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và lớp phấn mịn, sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ;
- Cho toàn bộ nguyên liệu đã được sơ chế vào trong nồi cùng với 2 lít nước, bắc lên bếp và tiến hành đun sôi chừng 10 phút thì tắt bếp;
- Đổ toàn bộ nước ra chậu, hòa thêm một ít nước mát và ngâm chân khoảng 20 phút thì ngưng.
Ngoài những nguyên liệu đã được liệt kê, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược khác để nấu nước ngâm chân như: lá lốt, hồng hoa, vỏ bưởi, trần bì, lá trầu không, thiên niên kiện,… Những loại dược liệu này đều chứa một số thành phần hoạt chất giúp giảm tỏa sự căng thẳng, mệt nhọc, từ đó mang lại một giấc ngủ ngon.
Ngâm chân trị mất ngủ đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ người bệnh giảm căng thẳng, ngủ ngon an giấc hơn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời trong trường hợp mất ngủ nhẹ, thoáng qua. Trường hợp bị mất ngủ mãn tính, mất ngủ dài ngày, người bệnh cần tìm tới phương pháp điều trị toàn diện, hiệu quả lâu dài.
Theo Thuốc Dân tộc
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm