Tác dụng chữa bệnh của dây thìa canh

Dây thìa canh là thảo dược quý thường dùng để điều trị bệnh tiểu đường và một số bệnh liên quan. Tác dụng của thìa canh đã được các nhà khoa học trong nước và thế giới chứng minh, công nhận nhận.
05/01/2023 09:49

Dây thìa canh chữa tiểu đường

Acid gymnemic trong dây thìa canh đóng vai trò kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin để kiểm soát và cân bằng lượng đường trong máu,

Hoạt chất này còn tăng tiết tế bào β của tuyến tụy, tăng hoạt lực cho các insulin để giúp cơ thể có khả năng thiết lập sự cân bằng đường huyết tự nhiên.

Empty

Tác dụng chữa bệnh của dây thìa canh (Ảnh minh họa)

Cũng nhờ các Acid gymnemic làm giảm hoạt tính của enzym trong tái tạo đường và biến đối thể trạng ở gan trong giai đoạn tăng đường huyết mà cơ thể có thể kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn.

Ngoài công dùng hạ đường huyết, thảo dược này còn có khả năng ổn định và duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép trong một thời gian dài. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra chỉ sau từ 3- 6 tháng sử dụng dây thìa canh, chỉ số Hba1c của người bệnh giảm rõ rệt và được duy trì ổn định.

Hỗ trợ làm giảm lượng Cholesterol trong cơ thể

Bên cạnh công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dây thìa canh còn khá nổi tiếng với vai trò giảm Cholesterol.

Theo các nhà khoa học chính thành phần Gymnemic trong cây thìa canh có tác dụng chuyển hóa lipid và bài tiết Cholesterol khá tốt. Nhờ đó giúp cơ thể giảm được lượng mỡ thừa, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tai biến mạch máu não,…

Hỗ trợ giảm cân

Nhờ công dụng chuyển hóa lipid, đào thải các cholesterol xấu và lượng mỡ thừa trong cơ thể của hoạt chất GS4 mà dây thìa canh còn có tác dụng giảm cân khá hiệu quả. Trên thực tế đã có rất nhiều người sử dụng dây thìa canh để kiểm soát cân nặng của mình và kết quả sau sử dụng khá khả quan.

Giảm lipid trong máu

Không chỉ giảm cholesterol, các hoạt chất của cây thài cay còn giúp chuyển hóa và đào thải lipid trong máu rất nhanh. Nhờ đó chúng có khả năng ngăn ngừa tình tình trạng xơ vữa động mạch, tai biến hiệu quả.

Một số công dụng khác

Ngoài các công dụng trên, dây thìa canh còn có những tác dụng sau:

Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

Chống độc, dùng để điều trị khi bị rắn cắn.

Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức tại các khớp xương, tê bại tay chân

Cải thiện tình trạng viêm mạch máu hiệu quả.

Giúp làm mất vị ngọt hoặc vị đắng trong một vài giờ

Cách dùng dây thìa canh chữa bệnh

Dây thìa canh thường được dùng để giải độc rắn cắn, trị bệnh tiểu đường, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa,… Tùy vào mục đích mà người ta sẽ có những cách dùng dây thìa canh tương ứng. Dưới đây là một vài cách phổ biến, được nhiều áp dụng và cho hiệu quả cao.

Empty

Cách dùng dây thìa canh chữa bệnh (Ảnh minh họa)

Dùng dạng hãm chữa bệnh tiểu đường

Cách làm này rất tiện lợi, dễ sử dụng thích hợp với những người có công việc bận rộn, không có thời gian đun nấu. Tuy nhiên bạn sẽ phải chờ ít nhất khoảng 30 phút để các hoạt chất trong dây thìa canh ngấm vào nước.

Nguyên liệu:

- Bình giữ nhiệt hoặc tích pha trà

- 1 lít nước ôi

- 50g dây thìa canh khô

Cách thực hiện:

- Bước 1: Đem dây thìa canh khô đi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào bình chế khoảng 200ml nước sôi rồi đổ nước đi.

- Bước 2: Chế tiếp 800ml nước sôi vào bình rồi đật kín, chờ khoảng 30-40 phút rồi rót lấy nước dùng.

- Bước 3: Người dùng chia ra uống làm 3 lần trên ngày tốt nhất là uống sau khi ăn 30 phút.

Dùng dạng sắc chữa bệnh tiểu đường và các bệnh về máu

Cách làm này khá đơn giản, dễ thực hiện, thích hợp cho mọi đối tượng.

Thường được dùng để điều trị các bệnh về tiểu đường như: hạ đường huyết, ổn định lượng đường trong máu, hoặc dùng giải độc cho cơ thể. Khi dùng cây thìa canh để sắc thuốc uống, bạn có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Cách 1: Chuẩn bị từ 1-6g thìa canh khô. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đất đun sôi với 1 lít nước. Chờ nước sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp, chắt nước để nguội rồi uống. Chú ý nên dùng sau bữa ăn để vừa đạt hiệu quả hạ đường huyết vừa tránh đau đầu, chóng mặt.

Cách 2: Bạn có thể kết hợp cây thìa canh với cây xạ đen để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Chuẩn bị 20g cây thìa canh khô, 50g cây xạ đen đem rửa sạch với nước, để cho ráo nước rồi cho vào ấm. Thêm khoảng 1,5 – 2 lít nước vào ấm rồi đun sôi với lửa nhỏ khoảng 30 phút. Dùng nước thuốc này uống hàng ngày, nhưng tốt nhất là nên uống sau khi ăn 10 phút.

Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp dây thìa canh với cây Nở theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị. Nước sắc của các bài thuốc này có mùi thơm, dễ uống. Tuy nhiên người bệnh không nên cố lạm dụng vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Dùng dạng đắp chữa rắn cắn

Ngoài ra nếu bị các vết thương hở, bị rắn cắn người bệnh cũng có thể dùng cây thìa canh để giải độc, trị thương.

Nguyên liệu:

6-10 lá dây thìa canh

Cách thực hiện:

Bước 1: Đem lá thìa canh đi rửa sạch sau đó giã nát.

Bước 2: Dùng dược liệu trên đắp trực tiếp nên vết thương để điều trị

Những lưu ý khi dùng dây thìa canh

Cây thìa canh có nhiều công dụng, tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

Empty

Lưu ý khi dùng dây thìa canh (Ảnh minh họa)

Những ai nên dùng

Những đối tượng dưới đây có thể sử dụng cây thìa canh để điều trị các bệnh liên quan:

- Những bệnh nhân đang bị tiểu đường

- Những người đã bị tiểu đường nhưng đang có dấu hiệu tăng đường huyết trở lại sau một thời gian

- Người bị huyết áp cao khó kiểm soát

- Người béo phì đang cần giảm cân

- Người bị ngộ độc, bị rắn cắn cần sử dụng cây thìa canh để thải độc tố

Những ai không nên dùng dây thìa canh

Bên cạnh những đối tượng nên sử dụng thì cũng có những người không nên dùng thìa canh vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn

- Tuy hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thìa canh có độc nhưng nếu đang mang bầu hoặc cho con bú thì tốt nhất không nên dùng thảo dược này để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

- Ngoài bà bầu thì trẻ nhỏ dưới 16 tuổi cũng không nên dùng thảo dược này.

- Người đang bị ngoài phân lỏng cũng nên dừng sử dụng thìa canh vì có thể khiến tình trạng đi ngoài trở nên nặng hơn.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer