Một số giải pháp nâng cao hiệu quả về an toàn thực phẩm trong bối cảnh hiện nay

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động sâu rộng đến nền kinh tế với nhiều phương thức sản xuất, kinh doanh phong phú, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm đang là một thách thức của Nhà nước và toàn xã hội.
20/11/2024 17:33

 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm

- Cần bổ sung quy định pháp luật  an toàn thực phẩm về các cơ sở kinh doanh thực phẩm qua internet, thương mại điện tử để tạo hành lang pháp lý phục vụ công tác QLNN, đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay.

- Quy định về điều kiện, quy chuẩn của cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần bắt buộc lắp đặt camera quan sát để dễ dàng trích xuất dữ liệu trong các đợt kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước về an toàn thực phẩm, hạn chế và khắc phục tình trạng các cơ sở xem nhẹ, vi phạm và xóa dấu vết khi có đoàn thanh tra đến; đồng thời, pháp luật cần có quy định riêng, đặc thù phù hợp về công tác thanh tra chuyên ngành đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tăng cường đầu tư nguồn lực thành lập Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm cho cả 03 ngành: Y tế, Nông nghiệp và Công Thương ở các địa phương trên cả nước để đáp ứng nhu cầu phục vụ QLNN trong lĩnh vực này.

c1

(Ảnh minh hoạ)

- Huy động sức mạnh của cộng đồng, tăng cường phản biện xã hội để phát hiện các vụ việc vi phạm  an toàn thực phẩm, cần có một thiết chế riêng quy định trình tự, thủ tục để người dân có thể thực hiện quyền phản ánh, khiếu nại, tố cáo một cách an toàn, có cơ sở pháp lý. Theo đó, cần thay đổi tư duy pháp luật trong việc xây dựng và phát triển các kênh phản ánh, tố cáo trực tuyến để tăng tính phản biện xã hội trong tình hình mới, nâng cao nhận thức bảo đảm  an toàn thực phẩm là quyền và trách nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh truyền thông, báo chí chính thống cần có sự tham gia lên tiếng của người dân bởi lẽ, các vấn đề về  an toàn thực phẩm diễn ra phổ biến trong đời sống hàng ngày, người dân có nhiều cơ hội để tham gia giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Do đó, rất cần sự chung tay của mỗi cá nhân và cộng đồng cùng các cơ quan nhà nước nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất về quản lý, xử lý vi phạm  an toàn thực phẩm và quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, đẩy mạnh việc cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý an toàn thực phẩm.

củng cố tổ chức, bộ máy thực hiện công tác ATTP, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác QLNN về ATTP, đặc biệt là công tác thanh tra. Mỗi địa phương cần có giải pháp kết nối các nhà nghiên cứu và các cơ quan truyền thông, báo chí, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công tác truyền thông về ATTP hiệu quả hơn. Theo đó, phổ biến, giáo dục sâu rộng ý thức tuân thủ pháp luật về ATTP đối với cá nhân, tổ chức SXKD trên địa bàn, tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập lậu, nhất là đối với các địa phương gần biên giới. Đồng thời, có những hướng dẫn dễ hiểu, dễ nhớ, có tính chính xác cao để giúp người tiêu dùng nhận diện, lựa chọn sản phẩm an toàn đối với phương thức mua hàng truyền thống và thương mại điện tử; tăng cường công tác giám sát để phát hiện, cảnh báo cho người tiêu dùng biết, không sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng. Bên cạnh đó, mỗi địa phương cần tiếp tục xây dựng mô hình điểm, đánh giá kết quả, hiệu quả và nhân rộng những mô hình điểm điển hình về ATTP

Xuân Viết

comment Bình luận

largeer