Mùa hè và nguy cơ viêm đường tiết niệu: Đừng để chủ quan gây biến chứng nặng
Bệnh nhân tăng mạnh, nhiều người nhập viện trong tình trạng nặng
Tại Bệnh viện E Hà Nội, thời gian gần đây ghi nhận nhiều trường hợp nhập viện vì viêm đường tiết niệu, trong đó không ít người đến viện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, có dấu hiệu viêm bàng quang, tiểu ra máu hoặc suy giảm chức năng thận.
Trường hợp của chị B.A. (42 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Sau nhiều lần tái phát viêm tiết niệu và tự mua thuốc điều trị, chị đã phải nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiểu buốt và tiểu ra máu. Bác sĩ kết luận chị bị viêm bàng quang nặng, phải điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch và theo dõi nội trú.
Theo bác sĩ Mai Văn Lực khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, nhiều người thường xem nhẹ các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể lan đến thận, gây nhiễm trùng đường tiết niệu trên, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Bệnh viêm đường tiết niệu có xu hướng gia tăng vào mùa hè.
Những nguyên nhân phổ biến
Theo các chuyên gia, trong mùa hè, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi nhưng nhiều người lại có thói quen uống ít nước, dẫn đến lượng nước tiểu giảm, vi khuẩn dễ tích tụ trong bàng quang và niệu đạo.
Ngoài ra, việc mặc quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi tốt cũng khiến vùng kín bí bách – môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, phụ nữ là nhóm dễ mắc viêm tiết niệu hơn do đặc điểm cấu tạo sinh lý và yếu tố nội tiết.
Một nguyên nhân khác cũng được các bác sĩ lưu ý là thói quen tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị tại nhà. Việc dùng thuốc không đúng loại, không đủ liều vừa không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vừa tăng nguy cơ kháng thuốc, khiến bệnh tái phát thường xuyên và khó chữa hơn.
Chủ động phòng ngừa – điều trị sớm
Để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu trong mùa hè, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý, uống đủ nước hàng ngày với lượng là 0,4 lít/10kg thể trạng cơ thể là đủ, nhất là trong những ngày nắng nóng. Việc uống nước nên chia đều trong ngày, mỗi lần uống khoảng 100 - 200ml, cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ, không nên uống lặt vặt.

Uống đủ nước và mặc quần áo thoáng mát mỗi ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng tránh bệnh viêm tiết niệu vào mùa hè.
Người dân cũng cần lưu ý giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, mặc đồ thoáng, tránh ẩm ướt và thay đồ lót thường xuyên; Không nhịn tiểu và nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn xâm nhập; Không tự ý điều trị khi có triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu hay sốt – cần đến cơ sở y tế để được khám và làm xét nghiệm nước tiểu, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Bác sĩ Mai Văn Lực nhấn mạnh: “Người dân không nên tự chẩn đoán bệnh hay tự mua thuốc uống. Triệu chứng của bệnh có thể giống nhau nhưng nguyên nhân lại khác nhau hoàn toàn. Việc tự ý dùng thuốc không đúng còn có thể gây ra tình trạng tái phát, tình trạng kháng thuốc khó điều trị. Cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu khi có các dấu hiệu bệnh. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Người bệnh cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Kể cả khi thấy bệnh đã đỡ những vẫn phải uống hết thuốc, tái khám đúng hẹn để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo tình trạng bệnh đã hết hẳn.
Viêm đường tiết niệu đang trẻ hóa
Không chỉ người lớn tuổi, thời gian gần đây số ca viêm tiết niệu ở giới trẻ, đặc biệt là nữ giới từ 18–35 tuổi, có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân thường liên quan đến việc vệ sinh vùng kín không đúng cách, lười uống nước và thói quen mặc đồ bó sát.
Các chuyên gia khuyến cáo, cần tăng cường tuyên truyền về nguy cơ viêm tiết niệu trong cộng đồng, nhất là trong mùa hè – thời điểm bệnh dễ bùng phát nhưng cũng dễ bị xem nhẹ.
Viêm đường tiết niệu không nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời, nhưng sẽ trở thành “kẻ âm thầm gây hại” nếu người bệnh chủ quan. Chủ động phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tiết niệu là cách đơn giản nhất để bảo vệ bản thân trong mùa hè.
Nguyên An (tổng hợp)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am