Mùa mưa lũ trẻ rất dễ đau mắt đỏ, cha mẹ nên biết cách phòng tránh và điều trị bệnh
Ảnh: Internet
Vì sao bị viêm kết mạc?
Kết mạc là một lớp niêm mạc mỏng, trong suốt, bao phủ mặt sau của mi, cùng đồ và mặt trước củng mạc. Nó liên tiếp với da mi ở bờ mi (gọi là đường xám) và liên tiếp với biểu mô giác mạc ở vùng rìa. Như vậy, kết mạc mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên nó rất dễ bị nhiễm các yếu tố gây bệnh và ngược lại, khi bị viêm thì các yếu tố gây bệnh rất dễ phát tán ra ngoài và lây cho những người khác.
Khi có biểu hiện đau mắt đỏ, cần khám và tuân thủ điều trị, không tự ý sử dụng thuốc.
Viêm kết mạc cấp do rất nhiều nguyên nhân: do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn, tạp khuẩn...), do virut (Adeno virut, virut Herpes...), do ký sinh trùng... Tuy nhiên, bệnh viêm kết mạc cấp có thể phát triển thành dịch (gọi là dịch đau mắt đỏ) thì nguyên nhân chủ yếu là do virut mà hay gặp là virut hạch (Adeno virut). Thời gian ủ bệnh (từ khi bị nhiễm đến khi xuất hiện bệnh) thường kéo dài 3 ngày.
Triệu chứng điển hình: Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ thấy mắt ngứa, cộm, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều tiết tố ở mắt. Đôi khi sáng ngủ dậy, tiết tố viêm làm cho hai mi dính chặt lại nên bệnh nhân rất khó mở mắt. Bệnh nhân thấy nhìn khó nhưng thị lực thường không giảm (trừ khi có biến chứng viêm giác mạc).
Khám mắt sẽ thấy mi mắt sưng nề, mạch máu kết mạc (phần lòng trắng của mắt) bị cương tụ làm cho mắt bị đỏ, kết mạc có thể phù nề. Có thể có xuất huyết dưới kết mạc (gặp trong hình thái viêm kết mạc xuất huyết). Kết mạc mi có thể có lớp giả mạc che phủ (gặp trong hình thái viêm kết mạc giả mạc), kết mạc mi có tổn thương nhú, hột. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm cho giác mạc bị mờ đục do thẩm lậu viêm, khi đó thị lực của bệnh nhân giảm rất nhiều. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to, có nốt mụn phỏng ở ngoài da mi và mặt.
Rất dễ bùng phát thành dịch: Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua nước mắt và tiết tố có chứa nhiều yếu tố gây bệnh. Bệnh có thể lây qua các đường: lây qua các vật dụng sinh hoạt: do dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt, bệnh nhân dụi mắt và cầm nắm vào các đồ vật và sẽ lây cho những người dùng chung đồ vật đó (hay gặp ở những người trong cùng gia đình, các nhà trẻ, mẫu giáo) hoặc lây qua môi trường bể bơi; ở một số nơi do vệ sinh kém (như ở một số vùng nông thôn) có thể lây qua vật trung gian là ruồi.
Lây qua đường nước bọt: nước mắt được tiết ra sau khi làm nhiệm vụ dinh dưỡng và làm sạch cho mắt sẽ thoát qua đường dẫn nước mắt (lệ đạo) để xuống mũi, họng. Ở người bị viêm kết mạc cấp, trong nước mắt có chứa rất nhiều yếu tố gây bênh, khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì yếu tố gây bệnh sẽ theo nước bọt bắn ra ngoài và lây bệnh cho người khác.
Điều trị viêm kết mạc thế nào?
Khi bị bệnh, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở khám chữa mắt để có chẩn đoán và phương pháp điều trị hợp lý. Tránh một số trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc về nhỏ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Dùng kháng sinh tra tại mắt: hiện nay, có rất nhiều kháng sinh phổ rộng như: tobrex, oflovid, okacin... Có thể tra mắt 6-8 lần mỗi ngày. Khi bệnh nhân có sốt, sưng hạch, viêm họng, một số kháng sinh có thể dùng: erythromyxin, cephalexin... Khi bệnh nhân có sốt, đau nhức có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau: paracetamon... Dùng thuốc chống viêm giảm phù nề như: alphachymotrypsine, amitase... Thuốc bổ tổng hợp, tăng cường sức đề kháng: các vitamin nhóm B,C.
Phương pháp phòng bệnh viêm kết mạc
Vệ sinh sạch sẽ, khi đi đường bụi phải đeo kính, tra nước muối sinh lý để rửa mắt. Khi có người bị viêm kết mạc cấp thì phải có ý thức phòng tránh lây nhiễm cho người khác như: dùng riêng khăn và chậu rửa mặt, đeo kính và đeo khẩu trang, hạn chế đến những nơi đông người khi không cần thiết (trẻ em nên cho nghỉ học để tránh lây nhiễm cho những em khác). Trước khi dùng các vật dụng chung phải rửa tay xà phòng.
Bệnh viêm kết mạc cấp có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 1 - 2 tuần không để lại di chứng gì, tuy nhiên, nó có thể gây ra một số hậu quả: ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động. Bệnh có thể gây nên tổn thương giác mạc như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây giảm thị lực kéo dài và có thể lây lan thành dịch làm cho nhiều người cùng bị bệnh.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm