Mỹ: Dịch sởi bùng phát mạnh tại nhiều khu vực
Theo cơ quan y tế bang Texas, tính đến ngày 11/3, bang đã ghi nhận 25 ca mắc mới kể từ cuối tuần trước, nâng tổng số ca mắc tại bang này lên 223. Trong đó, có 29 người đã phải nhập viện.
Tại New Mexico, các quan chức y tế cũng thông báo thêm 3 ca mới, nâng tổng số ca bệnh tại bang lên 33. Dịch bệnh đã lan rộng từ quận Lea, khu vực giáp ranh với Tây Texas - tâm dịch, sang quận Eddy với một ca mắc mới.

Nhân viên y tế tiêm phòng vaccine sởi cho trẻ nhỏ ở Lubbock, bang Texas (Mỹ) ngày 27/2/2025 (Ảnh: Tin tức)
Bang Oklahoma cũng ghi nhận 2 trường hợp nghi nhiễm sởi có liên quan đến đợt bùng phát ở Texas và New Mexico.
Tại Texas, một trẻ em trong độ tuổi đi học đã tử vong do bệnh sởi vào tháng trước. Trong khi đó, New Mexico cũng báo cáo ca tử vong đầu tiên liên quan đến bệnh sởi ở một người trưởng thành vào tuần trước.
Ngoài Texas và New Mexico, các ca mắc sởi cũng đã xuất hiện tại nhiều bang khác như Alaska, California, Florida, Georgia, Kentucky, Maryland, New Jersey, New York, Pennsylvania, Rhode Island và Vermont.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), một ổ dịch được xác định khi có từ 3 ca bệnh liên quan trở lên. Trong năm 2025, Mỹ đã ghi nhận ba ổ dịch theo tiêu chí này.
Tại Mỹ, các ca bệnh thường có nguồn gốc từ những người bị nhiễm sởi khi đi du lịch nước ngoài, sau đó lây lan, đặc biệt là ở các cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Số ca mắc sởi tại Mỹ đã tăng mạnh vào năm 2024, trong đó có một đợt bùng phát tại Chicago với hơn 60 ca. Trước đó, năm 2019, sau gần 20 năm tuyên bố loại trừ bệnh sởi, Mỹ đã ghi nhận số ca mắc sởi cao nhất trong gần 3 thập kỷ do tỷ lệ tiêm chủng bệnh này thấp.
Vaccine phòng sởi, quai bị và rubella (MMR) là phương pháp bảo vệ tốt nhất. CDC khuyến cáo trẻ em nên tiêm mũi đầu tiên khi từ 12 - 15 tháng tuổi và mũi thứ hai từ 4 - 6 tuổi. Những người có nguy cơ cao hoặc đã tiêm vaccine nhiều năm trước có thể cân nhắc tiêm nhắc lại nếu sống trong khu vực có dịch. Những đối tượng có nguy cơ cao gồm người sống chung với bệnh nhân sởi hoặc người có bệnh lý nền dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh về đường hô hấp.
Bệnh sởi lây lan qua đường không khí khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc thở. Ban đầu, virus tấn công đường hô hấp rồi lan khắp cơ thể, gây sốt cao, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt. Phát ban thường xuất hiện từ 3 - 5 ngày sau các triệu chứng đầu tiên, bắt đầu từ mặt rồi lan xuống cổ, thân, tay, chân và bàn chân. Khi phát ban xuất hiện, nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao trên 104 độ F (40 độ C).
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi. Các bác sĩ chủ yếu điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng.
Theo Tin tức

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm