Nam bệnh nhân sốc nhiệt ngã gục bên đường

Thời tiết ngày càng nắng nóng với những lúc đỉnh điểm buổi trưa lên đến trên 40 độ kéo dài liên tục. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, say nắng. Mới đây, đã có trường hợp nam bệnh nhân sốc nhiệt ngã gục bên đường phải đưa đi cấp cứu.
05/07/2018 14:15

Cuối giờ sáng ngày 4/7, khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân (chưa xác định danh tính) nhập viện trong tình trạng hôn mê nguy kịch.

Được biết, trước khi được các chiến sĩ công an đưa vào viện, người đàn ông này nằm gục bên đường, có dấu hiệu bị say nắng, sốc nhiệt.

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ nhận thấy thân nhiệt bệnh nhân rất cao, lên đến 41 độ, với những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, các bác sĩ nghiêng nhiều về khả năng bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng nóng.

TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng cấp cứu tổng hợp, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) cho biết, ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tích cực cấp cứu người bệnh, hơn một tiếng tích cực hạ nhiệt, hiện thân nhiệt nam bệnh nhân này đã xuống 38,5 độ, nhưng vẫn đang trong tình trạng hôn mê, hiện người bệnh vẫn đang tiến hành đánh giá các tổn thương khác.

Nguoi dan ong guc ben duong nghi do soc nhiet, bac si canh bao: Uong ha sot la vo nghia

 

Bác sĩ đang thăm khám cho nam bệnh nhân gục ở vệ đường nghi do say nắng.

Theo TS Anh Tuấn, trong những ngày nắng nóng như hiện nay rất dễ xảy ra tình trạng say nắng, sốc nhiệt và ngã ra đường. Khi gặp những người có nghi ngờ sốc nhiệt, say nắng với các biểu hiện như mặt đỏ bừng, da nóng, khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa… ưu tiên đầu tiên là sơ cứu hạ thân nhiệt cho người bệnh.

Bởi sốc nhiệt có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người, ví dụ như gây tổn thương não, mê sảng, mất ý thức, thậm chí tử vong, vì thế hãy luôn cẩn trọng phòng say nắng trong ngày hè.

TS Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, khi phát hiện người bị sốc nhiệt, say nắng không nên cố cho người bệnh uống hạ sốt, vì trong trường hợp này thuốc hạ sốt không có giá trị.

“Việc cần làm khi gặp người bệnh bị say nắng, sốc nhiệt đó là phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, chườm mát vào cổ, bẹn, nách và lau người…

Thậm chí, có thể dùng chai nước mát đổ lên người, nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc bệnh nhân trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh. Nói tóm lại, trong trường hợp này cần phải hạ thân nhiệt người bệnh càng nhanh càng tốt, bằng bất cứ biện pháp nào”, TS Tuấn Anh chỉ dẫn.

Để phòng ngừa say nắng, sốc nhiệt TS Tuấn Anh khuyến cáo, đối người những người thường xuyên lao động ở ngoài trời cần có phương tiện bảo hộ lao động, che kín những phần “nguy hiểm” như đỉnh đầu, gáy… và uống nhiều nước. Hạn chế ra ngoài trời ở những thời điểm nhiệt độ lên cao, khoảng 11h đến 15 giờ.

Nguoi dan ong guc ben duong nghi do soc nhiet, bac si canh bao: Uong ha sot la vo nghia

 

Một phụ nữ nguy kịch vì bệnh chết người mùa nắng nóng, dấu hiệu chỉ là một cơn đau đầu Người già và trẻ nhỏ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thời tiết nắng nóng kéo dài, trong đó những người có tiền sử bệnh cao huyết áp, tim...

comment Bình luận

largeer