Nên làm gì khi thời tiết lạnh?

Thời tiết giảm đột ngột, một số người sức khỏe kém, sức đề kháng yếu, thời tiết lạnh ảnh hưởng rất nhiều. Điển hình là dễ cảm cúm cảm lạnh, viêm mũi viêm xoang, viêm họng, dạ dày đầy khó tiêu, người nhức mỏi, chân tay tê bì, đau mỏi vai gáy…
18/12/2023 15:32

Sau đây là một số cách tự chăm sóc bản thân khi nhiệt độ xuống thấp cho người sức khỏe yếu.

1. Ăn xong nên sấy ấm bụng, thuận tiện nhất để làm việc này là chiếc máy sấy tóc nhỏ xinh. Vì nhiệt độ dạ dày luôn phải đủ nhiệt thì sự co bóp và chuyển hóa thức ăn mới tốt. Dạ dày thiếu nhiệt không khác gì nấu cơm chưa đủ lửa, cơm sẽ sống hoặc chín không đều. Dạ dày hoạt động tốt, thức ăn chuyển hóa thành máu đi nuôi các tế bào. Vậy thời tiết lạnh việc giữ ấm bụng, giữ ấm dạ dày là rất quan trọng.

2. Buối tối nên ngâm chân nước ấm:

Bởi đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo ra kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

lo

(Ảnh: Vinmec)

Theo học thuyết Kinh Lạc, bàn chân có các đường kinh can, tỳ, thận, vị, bàng quang, đởm chạy qua, còn theo Phản xạ vùng bàn chân thì dưới bàn chân có đầy đủ vùng phản chiếu của các bộ phận trong cơ thể( ngoài lục tạng, lục phủ còn có cột sống, não, tuyến tùng, tuyến yên....). Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân, có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh.

Vì vậy việc giữ ấm đôi bàn chân vô cùng quan trọng khi thời tiết lạnh giá.

3. Sấy nóng cột sống lưng trước khi đi ngủ : Có thể sấy nóng bằng cách nằm đệm điện, đai nhiệt ngải cứu, hoặc đơn giản nhất có thể sấy nóng lưng, cột sống bằng máy sấy tóc giúp ấm vùng lưng phổi giúp khí huyết toàn thân được lưu thông tốt hơn. Việc giữ ấm cột sống lưng vô cùng quan trọng còn giúp ngủ ngon ngủ sâu giấc, những ai bị mất ngủ nên áp dụng triệt để bài này. Ngoài ra với những người ho lâu, ho về đêm do lạnh sấy nóng sống lưng cũng vô cùng hiệu quả, cơn ho sẽ nhanh chóng dập tắt.

4. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống và tập luyện

** Ăn đúng và ăn đủ chất:

- Đặc biệt với những cơ thể thiếu máu, mùa đông sẽ cảm thấy sợ lạnh hơn người bình thường, nên tăng cường ăn đồ bổ máu, ăn ấm uống ấm. Buổi tối cần ăn chất bổ tủy, tăng thêm chút nguồn đạm (có đạm động vật và thực vật), tăng thêm 1 chút chất béo, hạn chế ăn đồ chua, đắng.

** Tập luyện: Mùa đông nhiệt độ thấp đồng nghĩa với việc khí huyết lưu thông sẽ kém với người sức khỏe yếu. Vậy việc luyện tập là cách giúp khí huyết lưu thông tốt. Những hôm trời tiết lạnh mưa chúng ta có thể tập bài: 7 bài điều chỉnh thần kinh não bộ, kéo ép gối, vỗ tay 4 nhịp, dịch cân kinh… và một số bài tập khác của khí công y đạo cũng rất phù hợp (không phải ra ngoài khi nhiệt độ giảm sâu mà vẫn tốt cho sức khỏe).

5. Không nên tắm muộn tắm khuya, thời gian tốt nhất để tắm cho trẻ dưới 5 tuổi là trước 5h chiều. Trẻ đi mẫu giáo có thể tắm sau khi con tan học. Người uống rượu thì tuyệt đối không được tắm.

6. Nên ngủ sớm và dậy vừa tầm.

Nên dậy từ từ không vùng dậy nhanh quá đột ngột. Thực hiện động tác xoa đều mắt, mặt, cổ vai gáy rồi mới ra khỏi giường, động tác này tốt cho mọi trường hợp nhưng đặc biệt tốt với người già, với người huyết áp quá cao hoặc quá thấp, huyết áp không ổn định.

Sau khi dậy nên uống cốc nước ấm sau đó mới bắt đầu những công việc hàng ngày.

Theo Thầy Vương Văn Liêu - Đông y Vương gia

comment Bình luận

largeer