Nghệ An: Trẻ mắc bệnh Kawasaki gây ra những di chứng nặng nề
Kawasaki là bệnh lý viêm không đặc hiệu các mạch máu có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và gây di chứng trên mạch vành rất nặng nề, có thể gây tử vong.
Kawasaki được phát hiện lần đầu vào năm 1961 tại Nhật Bản. Trước đây, căn bệnh này được xem là căn bệnh lạ, rất hiếm gặp. Nhưng hiện tại, ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh rơi vào khoảng 50 – 100 trẻ/100.000 người. Tại Nhật Bản bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, nhưng ở Việt Nam bệnh lại xuất hiện rải rác quanh năm, cao điểm nhất là vào khoảng tháng 9 – 10, không theo đợt.
Bệnh Kawasaki thường gây ra các triệu chứng sau:
- Sốt cao 39-40 độ, kéo dài trên 5 ngày.
- Kết mạc mắt sung huyết, đỏ
- Môi đỏ, lưỡi đỏ như trái dâu tây
- Bàn tay và bàn chân xuất hiện ban đỏ
- Bong tróc da ở đầu ngón tay,ngón chân giai đoạn muộn
- Phát ban trên cơ thể
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Hồng ban hoặc loét tại sẹo lao
- Đỏ, bong da quanh bìu- hậu môn

Ban đỏ xung quanh sẹo lao
Bệnh Kawasaki có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Biến chứng hay gặp của bệnh Kawasaki là viêm tim, phình giãn động mạch vành gây huyết khối, nhồi máu cơ tim và biến chứng suy động mạch vành mạn tính về sau. Ở hầu hết trẻ mắc bệnh, tổn thương mạch vành thường nhỏ và không kéo dài. Tuy nhiên, một số hợp tổn thương có thể tồn tại đến khi trẻ trưởng thành.
Khi được chẩn đoán bệnh này, trẻ sẽ được sử dụng các thuốc để ngăn ngừa những tổn thương tại động mạch vành. Biện pháp quan trọng nhất để ngừa biến chứng giãn mạch vành là truyền tĩnh mạch Gamma Globulin (IVIG). Thuốc này có hiệu quả khoảng 80% với điều kiện truyền ngày thứ 7- 10 của bệnh. Một số trẻ kháng thuốc sẽ cần phải điều trị lần hai với IVIG hay những loại thuốc khác. Trong thời điểm hiện tại, thuốc IVIG đang khan hiếm trên toàn quốc là một thách thức lớn đối với các bác sĩ khi điều trị bệnh này. Sau điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi ít nhất 1 năm.
Các triệu chứng của Kawasaki đôi khi không đầy đủ và không xuất hiện cùng lúc, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như nhiễm siêu vi, nhiễm trùng huyết hoặc dị ứng thuốc nhưng không đáp ứng điều trị kháng sinh, chống viêm… Một số trường hợp bệnh tự thoái lui (cắt sốt, mất các triệu chứng bên ngoài) nhưng vẫn âm thầm biến chứng Tim mạch nên dễ bị bỏ qua. Do vậy, khi trẻ có triệu chứng sốt kèm theo các dấu hiệu nghi ngờ bệnh Kawasaki, phụ huynh nên cho trẻ đến khám và điều trị kịp thời, tránh bỏ sót hoặc chẩn đoán muộn gây biến chứng nặng nề về sau.
Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am