Ngộ độc ánh mặt trời có gây chết người không?

Ngộ độc ánh mặt trời là một dạng cháy nắng nghiêm trọng, có thể xảy ra khi một người dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời. Hiện tượng này ẩn chứa nhiều mối nguy cơ gây tổn hại làn da, thậm chí có thể gây ra ung thư.
09/06/2018 12:39

Cô gái trẻ mặt bị sưng phồng do ngộ độc ánh mặt trời

Mới đây, cô gái trẻ 20 tuổi Holly Barrington là sinh viên kỹ thuật y sinh tại Đại học Stanford (Manchester, Anh) đến Tenerife cùng cha trong một kỳ nghỉ ngắn. Tuy nhiên, trong 4 ngày nghỉ này, Holly đã gặp phải tình trạng phản ứng viêm nghiêm trọng với ánh nắng mặt trời.

Sau khi tắm nắng ngoài bãi biển về, cô có những triệu chứng bất thường, gương mặt Holly đã sưng to tới nỗi cô thậm chí không mở nổi mắt.

Holly cho biết: "Tôi thoa kem chống nắng nhưng không bị cháy nắng khi về phòng khách sạn. Tôi đi tắm và bắt đầu cảm thấy mặt mình sưng phồng lên. Cảm giác thực sự rất nóng".

Ngo doc anh mat troi co gay chet nguoi khong

Cô gái trẻ bị sưng phồng mặt do ngộ độc ánh mặt trời

Ngay sau đó, gia đình đã mời bác sỹ cấp cứu đến để xem xét tình trạng của cô. Bác sỹ kiểm tra và cho biết cô đã bị ngộ độc ánh mặt trời.

Theo tờ Healthline nhấn mạnh, ngộ độc ánh mặt trời là một dạng cháy nắng nghiêm trọng, có thể xảy ra khi một người dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời. Nó còn được biết đến với tên gọi khoa học là "polymorphic light eruption" (PMLE).

Bác sĩ cũng cho biết thêm, khuôn mặt Holly sẽ dần bớt sưng và việc trở về nhà theo dự định là an toàn.

Ngộ độc ánh mặt trời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Thời điểm nắng nóng gây ra nhiều căn bệnh mạn tính, đặc biệt là trong những ngày nhiệt độ tăng cao ở các tỉnh miền Bắc hiện nay. Theo thống kê tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, số người già đến khám bệnh tăng từ 30% - 50%. Theo BS Nguyễn Hoàng Phương, Phụ trách Trung tâm Dị ứng, miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hàng chục người đến khám hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện do nắng nóng, đa số là các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu chảy. Nắng nóng và nhiệt độ các buổi trong ngày chênh lệch cao cũng khiến trẻ em mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, sốt… tăng cao.

Các bác sỹ cũng cho biết thêm, sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng khi làm việc, tập luyện, di chuyển quá lâu dưới trời nắng nóng. Theo PGS.TS Vũ Đức Định, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện E), có nhiều mức độ thương tổn do nắng nóng gây ra như say nắng nóng xảy khi làm việc ở môi trường có nhiệt độ trên 32,2 độ C trở lên trong 3 - 4 ngày liên tiếp.

Ngộ độc ánh mặt trời là dạng cháy nắng nghiêm trọng và xảy ra khi người bệnh phơi nắng mặt trời quá lâu. Nếu để da tiếp súc với tia cực tím quá lâu sẽ gây ra các triệu chứng như vùng da tiếp xúc có hiện tượng đau, sưng, đỏ.

Ngo doc anh mat troi co gay chet nguoi khong 2

Ngộ độc ánh mặt trời là dạng cháy nắng nghiêm trọng khi người bệnh phơi nắng quá lâu

Với triệu chứng cháy nắng nhẹ có thể tự lành hoặc không cần dùng thuốc. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc mỡ nhiệt đới để trị. Theo các chuyên gia cho biết, để làm dịu làn da khi bị cháy nắng nhẹ, có thể tắm nước lạnh thoa gel lô hội lên vùng da bị ảnh hưởng.

Nếu bị ngộ độc ánh mặt trời có thể gây ra hiện tượng nổi mụn nước, sốt cao, đau dữ dội, nhức đầu, đỏ tấy, buồn nôn, mất nước và chóng mặt. Khi mụn nước, bọng nước vỡ, da bệnh nhân bong vảy da mỏng, khiến da bị tổn thương nặng, bị rát thâm trong thời gian dài.

Triệu chứng nhận biết bị ngộ độc ánh mặt trời

  • Ngứa, phồng rộp da: Có cảm giác ngứa ngáy hoặc xuất hiện các vết phồng rộp trên vùng bị ảnh hưởng, tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.
  • Đau và sưng: Vùng da bị ảnh hưởng có thể đau, xuất hiện các thương tổn, da cũng có thể đỏ hoặc bị sưng lên trên diện rộng.
  • Da sẫm màu: Trong một số trường hợp, vùng da tiếp xúc có thể trở nên tối màu hơn, đây được gọi là tăng sắc tố.
  • Một nhóm các triệu chứng khác bao gồm: Sốt, buồn nôn, đau đầu, nnhững triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với cúm hoặc các bệnh tương tự, rất khó nhận biết.

Ngộ độc ánh mặt trời tăng nguy cơ ung thư da

Ngộ độc ánh mặt trời rất nguy hiểm, tuy không gây chết người nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Vào mùa hè, da có thể mắc các bệnh nhạy cảm với ánh sáng như bệnh Lupus ban đỏ, viêm bì cơ.

Ngo doc anh mat troi co gay chet nguoi khong 4

Ngộ độc ánh mặt trời có gây chết người không? Ngộ độc ánh mặt trời có thể gây ung thư da

Ngoài ra, còn có bệnh porphirin da và pellagra cũng tổn thương nặng hơn khi vào hè. Một số bệnh gây ra do phơi nhiễm nhiều với ánh sáng mặt trời như bệnh sẩn ngứa đa dạng do ánh sáng, viêm da ánh sáng, khô da sắc tố đều nặng hơn trong mùa hè và tổn thương da thường xuất hiện ở các vùng da hở… Một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư da chính là tia tử ngoại từ ánh nắng gay gắt của mặt trời. Chúng có thể làm hại những tế bào da, dẫn đến cháy da làm tăng nguy cơ ung thư da phát triển.

Theo BS. Hoàng Văn Tâm, Khoa Điều trị bệnh da nam giới (Bệnh viện Da liễu Trung ương) đã cảnh báo, nếu tiếp xúc với ánh sáng thường xuyên, liên tục, kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là ung thư tế bào đáy.

Nói về cách phòng tránh cháy nắng trầm trọng, PGS.TS Vũ Đức Định cia sẻ, nếu phải ra ngoài khi trời nắng nóng, chú ý mặc quần áo rộng, vải bông nhẹ dễ hấp thụ mồ hôi và cách nhiệt tốt. Màu sắc quần áo nên chọn màu trắng hoặc màu dịu, không nên mặc các màu hấp thụ nhiệt tốt như màu đen, màu sẫm, màu đỏ… Mang đủ mũ nón, kính râm, ô… khi đi ra ngoài nắng. Trường hợp phải làm việc hoặc đi lại nhiều ngoài trời nắng nóng, nên chủ động có những khoảng nghỉ giải lao từ 15 - 20 phút tại những nơi mát mẻ thoáng đãng, uống đủ nước cho cơ thể hồi phục. Chú ý tránh làm việc liên tục dễ bị kiệt sức, đột qụy do nắng nóng.

Vào những ngày nắng nóng, cần thay đổi thời gian làm việc cho những người thường xuyên làm việc ở ngoài trời. Bắt đầu làm việc sớm vào buổi sáng và tan làm muộn về buổi chiều. Tránh làm việc ngoài trời nắng nóng khi cơ thể mệt mỏi, đang bị các bệnh mạn tính, phụ nữ đang trong ngày kinh nguyệt hoặc có thai. Chú ý bảo vệ sức khoẻ cho người già và trẻ em trong những ngày thời tiết nắng nóng.

Ngo doc anh mat troi co gay chet nguoi khong 3

Theo các chuyên gia nên có biện pháp chống nắng tốt nhất khi đi ra đường ngày nắng nóng

Theo các khuyến nghị của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, mọi người nên sử dụng kem chống nắng, có chỉ số tối thiểu SPF 30. Nếu đổ nhiều mồ hôi hoặc đi bơi thì nên thoa lại kem chống nắng trước khi bước ra ngoài.

comment Bình luận

largeer