Người bị động kinh điều trị COVID như thế nào ?

Covid-19 mối đe doạ của toàn nhân loại, đặc biệt người bị bệnh động kinh trở thành F0 cần phải cẩn trọng.
09/04/2022 16:43

Sự nguy hiểm của bệnh động kinh

Bệnh động kinh có thể chữa được nhưng nếu không điều trị, biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh bị động kinh: Trẻ có nguy cơ ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm calci, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa.

Đối trẻ nhỏ bị động kinh: Trẻ có thể phải đối mặt với những di chứng tổn thương não.

benh-dong-kinh 2

Thanh thiếu niên bị động kinh, đặc biệt là động kinh thể vắng: Có nguy cơ đuối nước khi bơi lội, hoặc ngã khi leo trèo và kết quả học tập sa sút nghiêm trọng do giảm khả năng tập trung.

Đối với những người trưởng thành: Vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhân lên cơn động kinh khi đang lái xe hoặc điều khiển những loại máy móc ở trên cao… Những tình huống như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Đặc biệt, đối với phụ nữ và người cao tuổi, động kinh là một căn bệnh đáng sợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc hằng ngày và thậm chí là thiên chức làm mẹ.

Bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây áp lực tâm lý rất lớn cho người bệnh. Đối với nhiều bệnh nhân động kinh, chính thái độ tiêu cực của cộng đồng đã khiến cho họ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập với cuộc sống.

Người bị động kinh mắc covid xử trí ra sao

Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang: Những trường hợp này cần phải theo dõi cẩn thận hơn, tuân thủ uống thuốc điều trị bệnh theo định kỳ, nếu có biểu hiện sốt nên uống thuốc hạ sốt ngay. Đối với trẻ em sẽ phải dùng thuốc hạ sốt sớm hơn những bệnh nhi khác. Sẽ phải uống thuốc hạ sốt từ khi nhiệt độ cơ thể là 38°C hoặc có thể sớm hơn nếu động kinh chưa được điều trị ổn định.

dong kinh 4

Ngoài ra, nếu bị động kinh, cần kiểm soát cơn động kinh bằng thuốc để ổn định tình trạng sức khỏe, cần khai báo tiền sử bệnh lý, các thuốc điều trị... để các bác sĩ tư vấn các biện pháp theo dõi, xử trí và đưa ra chỉ định chính xác nhất.

Đặc biệt, người bị hội chứng động kinh cần lưu ý theo dõi các phản ứng như sốt, đau đầu... bởi nếu sốt cao quá có thể làm tái phát hoặc làm tăng cơn động kinh. Người bệnh cũng cần có người ở bên cạnh 24/24 giờ để có thể hỗ trợ khi cần thiết.

Người bị động kinh cần bình tĩnh và tuân thủ theo phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ y tế như: Chỉ số nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể), vận động nhẹ nhàng, tập thở, xông khử sạch không khí nơi ở, xông mũi họng, thực dưỡng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng.

Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,… phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà, trạm y tế xã, phường hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Đối với  người nhà, khi gặp người lên cơn động kinh, cần bình tĩnh, nhẹ nhàng đỡ người đang bị co giật nằm xuống mặt phẳng an toàn như giường, sàn nhà, đặt đầu bệnh nhân lên gối/vải mềm và nghiêng đầu sang một bên để bệnh nhân dễ thở và đờm dãi có thể chảy ra, không gây tắc đường hô hấp hoặc bị sặc. Nới lỏng quần áo, khăn quàng, giữ nhẹ nhàng để bệnh nhân không bị va đập, không ghì, giữ chặt bệnh nhân, không đặt bất cứ thứ gì vào miệng (kể cả nước hoặc thuốc) vì có thể gây sặc, tắc nghẽn đường thở. Không để bệnh nhân gần những đồ vật cứng, sắc nhọn, dễ vỡ, dễ cháy để đề phòng chấn thương cho người bệnh. Không để bệnh nhân tự đi lại cho đến khi ý thức trở lại bình thường.

txd

Cố gắng theo dõi thời gian của cơn co giật và ghi nhận những gì xảy ra trong cơn co giật để có thể mô tả lại cho nhân viên y tế hoặc cho chính người bệnh biết. Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, có nhiều cơn co giật hoặc sau cơn co giật một thời gian dài mà bệnh nhân không tỉnh lại thì nên gọi cấp cứu.

Người bệnh động kinh thường cảm thấy mặc cảm, tự ti về tình trạng bệnh của mình, do vậy gia đình, bạn bè và những người xung quanh cần có thái độ cảm thông, động viên, chia sẻ để họ có thể sống hòa nhập với cộng đồng.

Tại Nhà thuốc Thọ Xuân Đường hiện nay, phác đồ điều trị bệnh động kinh rất hiệu quả. Ngoài ra, Nhà thuốc cũng đã có phác đồ hỗ trợ điều trị cho người dương tính với SARS-CoV-2 bằng y học cổ truyền, bao gồm cả bệnh nhân bị động kinh. Bệnh nhân bị động kinh cần điều trị hoặc tư vấn xin liên hệ 0943986986 – 0937638282.

Tình Vũ

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG

Kỷ lục Guinness Nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam

Đỉa chỉ: Số 5-7 Khu thuỷ sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline:  0943986986 – 0937638282

Facebook: Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường

https://www.facebook.com/dongytxd/

Zalo : 0943 406 995 (Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường)

Website: http://dongythoxuanduong.com.vn/

 

comment Bình luận

largeer