Người bị tiểu đường nên tập môn thể dục nào?
Không chỉ giúp người bệnh giữ cân nặng hợp lý, các bài tập thể dục còn giúp duy trì chức năng của các cơ quan có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi chứng tăng đường huyết như thận, gan và tim. Dưới đây là một số bài tập phù hợp cho người bệnh tiểu đường:
Ði bộ nhanh
Ðây là bài tập cường độ thấp tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Bởi ngoài tác dụng hạ đường huyết và cải thiện tâm trạng, đi bộ nhanh còn là một bài tập khởi động tốt cho những bệnh nhân ít vận động. Ngoài ra, đi bộ ở mức vừa phải cũng không làm tăng nguy cơ loét chân ở người bị bệnh thần kinh ngoại biên do biến chứng tiểu đường.
Bơi lội
Một nghiên cứu chỉ ra rằng hình thức vận động này có thể cải thiện hiệu quả cho chứng kháng insulin - dấu hiệu chính ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Bơi có tác dụng tăng cường chức năng sử dụng và hấp thụ glucose của cơ thể. Nhóm nghiên cứu khẳng định tình trạng kháng insulin, do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra, có thể được cải thiện sau 8 tuần bơi lội.
Khiêu vũ
Theo một nghiên cứu, khiêu vũ là cách hiệu quả để vận động và kiểm soát lượng glucose, đồng thời cũng là một trong những hình thức giải trí tốt nhất để kích thích cảm xúc tích cực và thúc đẩy tương tác xã hội cho bệnh nhân tiểu đường. Hơn thế nữa, âm nhạc dùng cho hoạt động khiêu vũ còn có ích cho chức năng nhận thức của người bệnh. Một số loại hình khiêu vũ tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường gồm Zumba, khiêu vũ Latin, khiêu vũ thông thường và nhảy aerobic.
Ðạp xe
Ðây là một dạng bài tập làm tăng nhịp tim nhịp thở nhờ phối hợp nhịp nhàng các động tác tay và chân (aerobic), giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, cân nặng và huyết áp. Do đó, đạp xe được xem là hình thức vận động thể chất tốt nhất và dễ dàng thực hiện để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hiệu quả của đạp xe có thể tăng thêm khi kết hợp với bài tập tăng sức bền.
Pilates
Kết hợp hài hòa giữa yoga và aerobic, pilates thường được tập cùng với các dụng cụ như dây, bục, tạ, banh... Bệnh tiểu đường thường làm giảm khối lượng cơ xương và cản trở quá trình lưu trữ và sử dụng glucose của người bệnh. Một nghiên cứu cho thấy luyện tập pilates với thời lượng 60 phút/buổi và 3 buổi/tuần trong 3 tháng đã giúp cải thiện nồng độ glucose ở phụ nữ lớn tuổi bị tiểu đường tuýp 2.
Ði thang bộ
Theo một nghiên cứu, các bài tập cường độ trung bình như leo cầu thang có lợi cho việc kiểm soát nồng độ glucose ở bệnh nhân tiểu đường, mà không tốn nhiều thời gian và chi phí luyện tập.
Bài tập rèn sức bền
Các hình thức vận động như gập bụng, chống đẩy, nằm và nâng cao chân... giúp duy trì khả năng kiểm soát hàm lượng glucose, khối lượng cơ và sức mạnh. Ðối với người bị tiểu đường, tần suất luyện tập là ít nhất 2-3 lần/tuần. Mỗi buổi tập nên gồm khoảng 5-10 bài tập cho phần cơ trên, cơ dưới và cơ trọng tâm. Khi quen với cường độ, bệnh nhân có thể tập nặng hơn, như nâng tạ.
Bài tập tăng sức mạnh cơ xương
Ðây có thể là giải pháp rèn luyện thay thế cho bài tập sức bền ở bệnh nhân tiểu đường. Dạng bài tập này giúp làm tăng các prôtêin vận chuyển glucose và các thụ thể insulin, hỗ trợ insulin hoạt động tốt hơn trong cơ xương. Theo một nghiên cứu, bệnh nhân nên thực hiện các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp tay sau (cơ tam đầu) trong 30 phút và 3 lần/tuần.
Kết hợp aerobic và rèn luyện sức bền
Cách vận động này được các chuyên gia khẳng định là mang lại những lợi ích to lớn hơn trong việc kiểm soát mức đường huyết, so với khi tập riêng từng môn. Theo một nghiên cứu, cách tập luyện kết hợp này có thể cải thiện khối lượng cơ, tăng cường hiệu quả chuyển hóa insulin của cơ, qua đó cũng giúp cải thiện bệnh tình.
Theo Boldsky
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm