Người bị viêm họng kiêng ăn gì

Người bị viêm họng kiêng ăn gì? Môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Viêm họng là một trong những bệnh rõ nhất của thời tiết nắng, mưa thất thường.
30/10/2017 18:07

Người bị viêm họng kiêng ăn gì

Viêm họng là hiện tượng viêm mạc họng và hầu khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

nguoi bi viem hong kieng an gi

 

Người bị viêm họng kiêng ăn gì? Khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm rất dễ bị viêm họng

Viêm họng do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do virus gây ra. Được biết nguyên nhân chiếm phần lớn gây ra viêm họng là do các loại virus và phần còn lại là do vi khuẩn. Thủ phạm của những biến chứng nguy hiểm về tim, khớp và thận là liên khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus đồng thời là nguyên nhân gây viêm họng.

Những yếu tố khác như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu và hoá chất... cũng ảnh hưởng đến bệnh viêm họng.

Viêm họng có những loại nào

1. Viêm họng cấp

 

Loại bệnh khá phổ biến hiện nay là viêm họng cấp tính đem đến các biểu hiện của viêm V.ASEAN và viêm amidan. Bệnh này khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ C đi kèm rát họng, ăn gì cũng cảm thấy đau nơi cổ họng, giọng bị khàn. Ngoài ra, mũi cũng bị ảnh hưởng như chảy nước mũi, tắc mũi, ho khan, một số trường hợp sẽ cảm thấy đau rát tai.

Bệnh viêm họng cấp kéo dài từ 3 - 4 ngày do virus gây ra và chữa trị bằng thuốc hạ sốt hay kháng sinh. Trường hợp viêm họng do vi khuẩn, người bệnh sẽ có các biểu hiện sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, hay bị sưng tấy hạch vùng cổ, hạch góc... Sử dụng kháng sinh để điều trị viêm họng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm sau siêu vi trùng trong 5 - 7 ngày.

nguoi bi viem hong kieng an gi 3

 

Người bị viêm họng kiêng ăn gì? Viêm họng có rất nhiều loại 

Người bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm tai, mũi, phế quản... nếu bị viêm họng cấp bị bội nhiễm. Trẻ em sẽ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, đau mỏi các khớp do liên cầu khuẩn. Khi có các dấu hiệu sưng khớp nguy cơ bị thấp tim cần được theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.

2. Viêm họng đỏ

 

Những ngày thay đổi thời tiết hay vào mùa lạnh, bệnh do virus gây ra rất dễ lây lan nhanh biến chứng thành viêm họng đỏ.

Triệu chứng của bệnh là sốt, mệt mỏi, sốt đột ngột từ 39 - 40 độ C đi kèm các biểu hiện khác như kém ăn, đau mỏi khớp, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh.

Khi nuốt nước bọt hay đồ ăn, thức uống có biểu hiện đau rát nơi cổ họng, ho có đờm, dịch nhầy, giọng khàn và hạch ở góc hàm sưng đau.

3. Viêm họng giả mạc

 

Loại viêm này không xuất hiện đáng kể nhưng vẫn cần chú ý và cảnh giác vì có thể gây ra viêm họng bạch hầu. Triệu chứng của bệnh là mặt nhợt, sốt hơn 38 độ, giả mạc có màu trắng, xám, dai, lan rộng và có độ dính vào niêm mạc. Ở trẻ nhỏ, giả mạch lan xuống thanh quản có thể gây khó thở cấp.

4. Viêm họng do liên cầu

 

Bệnh này hay gặp và có triệu chứng đi kèm như khớp cấp, viêm cầu thận để lại nhiều biến chứng. Cụ thể viêm họng do liên cầu gây ra biến chứng gần như viêm tai giữa cấp mủ, viêm tấy, áp-xe quanh amidan hay thành bên họng, thành sau họng.

5. Viêm họng do virus

 

Viêm họng do virus có thể tự khỏi từ 4 - 5 ngày và hay kết hợp với niêm kết mạc mắt gặp ở trẻ nhỏ có thể bùng nổ thành dịch.

Không cần dùng kháng sinh trong trường hợp bị viêm họng do virus thông thường không có bội nhiễm. Trường hợp do liên cầu khuẩn cần được điều trị tích cực bằng kháng sinh và theo dõi.

6. Viêm họng trắng

 

Đây là loại bệnh có giác mạc màu trắng và viền ngoài là bạch hầu. Viêm họng Vincent được gọi với tên khác là viêm họng loét chiếm 5% và thường ở một bên. Người lớn tuổi, người già hay có giả mạc mỏng, dễ bong là đối tượng của căn bệnh này. Hơn nữa, viêm họng trắng gây nổi hạch ở vùng cổ.

nguoi bi viem hong kieng an gi 2

 

Người bị viêm họng kiêng ăn gì? Người bị viêm họng cần thay đổi chế độ ăn uống phù hợp để bệnh mau khỏi

7. Viêm họng hạt

 

Viêm họng hạt gây ra do viêm họng mạn tính tái phát nhiều lần. Bệnh này không gây nguy hiểm cho người mắc phải nhưng gây cản trở trong khi giao tiếp. Bệnh nhân luôn cảm thấy vướng trong họng, ngứa họng liên tục và kéo dài trong một thời gian. Một điều cần lưu ý đó là khi ho khan không có đờm, ho đứt cục hoặc ho dài không kịp thở.

Biện pháp đốt điện chỉ là tạm thời để loại bỏ một số hạt to. Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần nhưng không điều trị viêm nhiễm xung quanh có thể khiến bệnh tái phát như cũ. Trong quá trình điều trị cần loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh và tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa trị triệt để.

8. Viêm họng mạn tính

 

Bệnh này rất ít người biết đến và nguyên nhân chủ yếu là do bệnh loét dạ dày thực quản, hiện tượng viêm họng và amidan do dịch trào ngược từ dạ dày. Triệu chứng lâm sàng thường ít nên không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người có biểu hiện mệt mỏi. Khi nuốt cảm thấy bị tắc nghẽn, vướng víu vầ rát họng, ho thành cơn liên tục và có đờm.

Những thực phẩm bổ dưỡng cho người bị viêm họng

1. Mật ong

 

Một trong những thực phẩm trị viêm họng hiệu quả là mật ong. Khi kết hợp với trà chanh hoặc mật ong với nước ấm và gừng có công hiệu với cổ họng đau rát. Khuyến khích dùng một muỗng nước cốt chanh tự nhiên rất tốt cho họng. Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng viêm làm dịu cổ họng. Cho thêm gừng để tăng mùi thơm, uống 3 lần/ngày sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn.

2. Củ hành sống

 

Củ hành sống có tác dụng kháng sinh, long đàm và giảm đau rất tốt cho người bị viêm họng.

nguoi bi viem hong kieng an gi 4

 

Người bị viêm họng kiêng ăn gì? Bổ sung các thực phẩm cần thiết cho cơ thể

3. Sinh tố A và sinh tố C

 

Được biết, sinh tố A có tác dụng bảo vệ niêm mạc cổ họng và sinh tố C để tăng cường sức đề kháng trong lúc viêm họng.

4. Trứng luộc

 

Một thực phẩm có lợi cho người bị viêm họng là trứng luộc sẽ tốt hơn với xào miếng gan bò để tận dụng chất đạm lysin cần thiết chống siêu vi, bổ sung khoáng tố kẽm.

5. Thực phẩm mềm

 

Khuyến khích người bệnh viêm họng nên sử dụng những món ăn mềm như phô mai, chuối, dưa gang, yến mạch, mì ông, thịt xay hoặc sữa lắc. Những loại thực phẩm cứng như khoai tây chiên, bánh mì sandwich bơ nướng hay bánh quy sẽ làm trầy xước, gây tổn thương họng.

6. Nước uống

 

Nên uống những loại nước có nhiệt độ mát, nếu uống những loại nước có nhiệt độ cao hay đồ uống có axit như nước ép cà chua, bưởi, chanh, cam sẽ khiến cổ bị rát và ho nhiều hơn. Uống nước canh có vị mặn của muối giúp làm giảm cơn đau họng. Có thể ngậm một vài viên đá nhỏ để làm mát cổ họng.

Người viêm họng không nên ăn gì

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người mắc viêm họng cần tránh ăn những loại thực phẩm gây kích ứng vùng họng và bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng.

1. Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

 

Nếu ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng họng. Đồ ăn nóng khiến họng bị bỏng rát dẫn đến những cơn đau và gây ra các bệnh về viêm miệng lưỡi, viêm thực quản.

Đồ ăn lạnh có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, họng bị tổn thương và viêm trở lại.

2. Tránh xa đồ ăn nướng hay chiên

 

Đồ ăn chiên, nướng thường cứng và sắc, khi nhai nuốt có thể cọ vào thành họng khiến họng bị tổn thương và không có lợi trong quá trình điều trị.

nguoi bi viem hong kieng an gi 5

 

Người bị viêm họng kiêng thực phẩm cay, nóng

3. Không dùng đồ uống có cồn

 

Đồ uống có cồn gây cảm giác nóng rat, khó chịu và khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Với người say rượu bia khiến cơ hô hấp trên thường mất kiểm soát, dịch tiết nhiều khi ngủ để thở dễ hơn. Khi thở bằng miệng, không được lọc, làm ấm hay làm ẩm sẽ làm gia tăng mức độ viêm họng.

4. Không ăn đồ ăn cay nóng

 

Người viêm họng nên tránh xa đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng, xả... dễ dẫn đến viêm họng cấp. Nếu ăn  món cay sẽ làm rát đỏ trong họng gây sưng và khó chịu khiến bệnh nặng hơn.

5. Hạn chế ăn đồ ngọt

 

Đồ ngọt làm giảm sức đề kháng của cơ thể khiến bệnh nặng hơn. Bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm quá nhiều đường... còn có thể gây dị ứng cổ họng.

Người viêm họng cần chú ý đến chế độ ăn uống kết hợp tập luyện lành mạnh, uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để có sức khoẻ tốt.

comment Bình luận

largeer