Người chuyển giới chịu kỳ thị và bạo lực
Jin Xing, vũ công, hiện làm người dẫn chương trình, mong muốn thành phụ nữ từ lúc 6 tuổi, phẫu thuật chuyển giới năm 1995 khi 28 tuổi.
Là người nổi tiếng và được mến mộ, cô vẫn gặp sự kỳ thị khi công khai danh tính.
Năm 2011, cô bị chính quyền địa phương cấm làm giám khảo chương trình tìm kiếm tài năng trên kênh truyền hình Chiết Giang. Các nhà chức trách vẫn chưa trả lời công khai về vấn đề này.
Jin Xing, từng là vũ công và hiện là người dẫn chương trình truyền hình, một trong những nhân vật chuyển giới nổi tiếng ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Cộng đồng người chuyển giới cũng gặp nhiều khó khăn. Theo Xiaomi, giám đốc China Sogie Youth Network, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh, khó khăn lớn nhất là bạo hành gia đình khi cha mẹ không chấp nhận con mình là người chuyển giới.
Một nghiên cứu từ Trung tâm LGBT tại Bắc Kinh, năm 2017, cho thấy trong số 1.640 người được hỏi, chỉ có 6 người chưa từng trải qua bạo lực gia đình từ phụ huynh hoặc người giám hộ. Bạo lực gồm có đánh đập, giam giữ, hạn chế tài chính, bắt chữa bằng liệu pháp chuyển đổi, hoặc đuổi khỏi nhà.
Xiaomi tiết lộ thêm khó khăn người chuyển giới phải đối mặt là bắt nạt tại trường học, phân biệt đối xử tại nơi làm việc, kỳ thị trong y tế và các chính sách chung của chính phủ. Họ khó vượt qua phỏng vấn xin việc, chỉ có thể phẫu thuật chuyển giới sau khi được bệnh viện chẩn đoán rối loạn nhận dạng giới tính, và chỉ được thay đổi giới tính trên chứng minh thư sau khi phẫu thuật.
Năm 2015, Chao Xiaomi, người phụ nữ chuyển giới ở Bắc Kinh đã đưa vấn đề bất công của người chuyển giới ra công chúng, sau khi cô không thể sử dụng phòng tắm ở trung tâm thương mại.
Chao kể lại, lần đầu tiên, cô bị người trông coi nhà vệ sinh chặn lại tại cửa phòng tắm nam bởi cô mặc váy. Khi cô chuyển sang phòng nữ thì lại bị một nhân viên yêu cầu xem chứng minh thư. Sau khi nhìn giới tính nam trên thẻ, người này gọi cô là "đồ biến thái".
Kể từ đó, Chao lên tiếng về những rào cản người chuyển giới phải đối mặt. Năm 2016, cô chia sẻ trên chương trình tranh luận nổi tiếng của Trung Quốc có tên Qipa Shuo: "Rất nhiều người trong cộng đồng chuyển giới lo lắng, không chịu được áp lực tinh thần, dẫn đến trầm cảm và thậm chí tự tử".
Chan Xiaomi, người đấu tranh cho quyền chuyển giới ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Chao cho rằng những người thuộc tầng lớp cao hơn trong xã hội như Jin có thể chứng minh giá trị của bản thân và không ai dễ dàng hạ thấp họ. Nhưng với nhiều người chuyển giới khác, họ phải giấu danh tính để tránh công kích ác ý.
Các tổ chức phi chính phủ và nhà hoạt động đang thúc đẩy thay đổi nhận thức của công chúng cũng như giới chức, thông qua những vụ kiện và nghiên cứu nhấn mạnh khó khăn mà cộng đồng chuyển giới đối mặt.
Một trong những trường hợp nổi tiếng trước đó là Mr C, người tham gia vụ tranh chấp lao động chuyển giới đầu tiên ở Trung Quốc. Năm 2015, người đàn ông chuyển giới, Mr C bị sa thải khỏi trung tâm kiểm tra y tế Guiyang Ciming ở tây nam Trung Quốc bởi anh thích mặc trang phục nam và hình ảnh của anh không phù hợp với yêu cầu của công ty.
Anh đã tố cáo trung tâm và kiện lên tòa án. Năm 2016, tòa án yêu cầu trung tâm bồi thường tài chính bởi vi phạm luật lao động, và Mr C không phải chịu phân biệt đối xử. Kết quả có thể chưa thỏa đáng nhưng cộng đồng đã có hành động đẩy lùi từng bước những vụ việc bất lợi. Họ thành lập nhóm online để giải cứu các nạn nhân chuyển giới bị bạo hành.
Gần đây, cộng đồng đã báo cảnh sát về một thiếu niên chuyển giới bị gia đình bắt vào trại cải huấn để sửa chữa hành vi. Huang Xiaodi, tỉnh Giang Tô, sinh ra là bé trai, gia đình lừa cô vào học một trường ở Trùng Khánh để "chữa bệnh muốn thành con gái". Cô bị đánh đập, hai lần trốn thoát khỏi trường huấn luyện này.
Xiaomi cho biết những nỗ lực giúp đỡ người chuyển giới ở Trung Quốc khác như thiết lập đường dây nóng hỗ trợ y tế và tâm lý.
Chao cho biết, phần đông người Trung Quốc vẫn bảo lưu quan điểm giới tính hai chiều, thay vì một cái nhìn đa dạng hơn. Họ cho rằng người chuyển giới và người không rõ giới tính là "kẻ quái dị", cần được điều trị, nếu không sẽ gặp nhiều rắc rối và không thể hòa nhập.
Theo VnExpress
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm