Người phụ nữ bỗng bất tỉnh do ăn dưa hấu để lâu ngày
Phụ nữ bị hôn mê sâu do ăn dưa hấu để lâu ngày
Một người phụ nữ tên Lan ở An Huy (TQ) sau khi bổ dưa ra không ăn hết đã cất nửa quả dưa hấu còn lại vào tủ lạnh. Vì sợ lãng phí nên dù dưa đã để 2 ngày nhưng cô vẫn lấy ra ăn. Sau khi ăn dưa không lâu, cô bắt đầu cảm thấy sốt, lạnh người, chóng mặt, đến sáng ngày thứ 2 cô Lan bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chức năng của các bộ phận trong cơ thể bị tổn thương.
Ngay lập tức gia đình đưa cô tới bệnh viện. Tại đây, bác sĩ đã phát hiện ra nguyên nhân là cô đã ăn nửa quả dưa hấu để trong tủ lạnh. Miếng dưa hấu đã bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn do để quá lâu, vi khuẩn xâm nhập vào ruột, đi theo máu chạy vào các cơ quan trong cơ thể.
Làm thế nào để ăn dưa hấu được an toàn?
- Thứ nhất phải chọn mua dưa hấu tươi, ngon. Nếu quả dưa có vấn đề nên bỏ đi không nên vì sợ lãng phí mà cố ăn.
- Thứ hai, dưa hấu tốt nhất nên ăn luôn sau khi mua về, nếu muốn dự trữ trong tủ lạnh nên để trực tiếp cả quả vào ngăn lạnh, và sử dụng dưa hấu trong vòng 24 giờ. Hơn nữa, nên đặt dưa hấu vào tầng cuối của tủ lạnh, để nhiệt độ khoảng 8-10°C, nhiệt độ này giúp giữ được hương vị tốt nhất. Nếu để dưa ở bên ngoài nhiệt độ phòng không nên quá 4 giờ vì sau đó nó sẽ bắt đầu trở thành môi trường cho vi khuẩn sản sinh.
- Thứ ba, khi bổ dưa phải rửa sạch dao, không dùng chung với dao thái các thực phẩm sống khác như thịt, cá, tránh lây nhiễm chéo.
- Thứ tư, nếu bọc dưa bằng màng bọc thực phẩm nên ưu tiên chọn loại bằng nhựa polyethylene (PE), polyvinylidene chloride (PVDC).
Những kiêng kị khi ăn dưa hấu
Dưa hấu không có chất béo và cholesterol nhưng có hàm lượng lớn đường guluco, và giàu vitamin C. Là loại hoa quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, có nhiều lợi ích khi ăn dưa hấu, nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn dưa hấu. Sau đây là những trường hợp không nên ăn dưa hấu.
- Không thể ăn dưa hấu quá nhiều
Dưa hấu là thực phẩm lạnh, có khí hàn, khó tiêu, mỗi lần ăn quá nhiều dưa hấu, lượng nước lớn trong dưa hấu sẽ pha loãng dịch dạ dày, dẫn đến khó tiêu hóa và làm giảm sức đề kháng của đường ruột. Mỗi lần ăn không nên ăn quá 500g.
- Không ăn dưa hấu đã được bổ quá lâu
Ở nhiệt độ cao, quả dưa đã bổ và để lâu sẽ rất dễ bị biến chất, vì vậy, ăn dưa hấu nên chú ý lựa chọn những quả dưa hấu tươi, chưa bổ.
- Giai đoạn đầu của bệnh cảm lạnh không nên ăn dưa hấu
Giai đoạn đầu của cảm lạnh không nên ăn dưa hấu, nếu không sẽ làm cho bệnh cảm lạnh nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài thời gian điều trị bệnh. Nhưng khi cảm lạnh bị nặng và xuất hiện sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu màu vàng đỏ,… đồng thời đang sử dụng thuốc, thì có thể ăn một chút dưa hấu. Lúc này, dưa hấu có tác dụng giúp bệnh cảm lạnh sớm khỏi.
- Bệnh nhân suy thận không nên ăn dưa hấu
Dưa hấu chứa nhiều nước và có tính lợi tiểu, do vậy bệnh nhân suy thận cũng không nên ăn dưa hấu. Bởi ăn nhiều sẽ khiến cho thận phải hoạt động nhiều hơn, nếu nước quá nhiều trong cơ thể sẽ không thể bài tiết kịp thời, dẫn đến tăng nhanh dung lượng máu, dễ dẫn đến tử vong do.
- Người bị nhiệt miệng không nên ăn dưa hấu
Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu. Nếu bị nhiệt miệng mà ăn quá nhiều dưa hấu thì sẽ khiến nước bị bài tiết ra ngoài nhiều hơn. Điều này sẽ khiến nước trong khoang miệng bị thiếu và làm cho bệnh lâu khỏi hơn. Hơn nữa lượng đường trong quả dưa hấu có thể làm tăng nguy cơ loét miệng.
- Bệnh nhân tiểu đường ăn dưa hấu với số lượng vừa phải
Dưa hấu chứa khoảng 5% lượng đường, và chủ yếu là glucose, sucrose và một số fructose, có nghĩa là sau khi ăn dưa hấu sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Người tiểu đường ăn quá nhiều dưa hấu trong một khoảng thời gian ngắn, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, bệnh tình tương đối nặng có thể xuất hiện rối loạn chuyển hóa, dẫn đến trúng độc và thậm chí đe dọa đến tính mạng.
- Dưa hấu không phù hợp với người muốn giảm cân
Hàm lượng đường trong quả dưa hấu khá cao, rất dễ chuyển hóa thành chất béo, không có lợi cho việc giảm cân.
Bạn có thể lựa chọn phần cùi trắng dưa hấu để ăn, hơn nữa sau 9 giờ tối cũng không nên ăn dưa hấu, rất dễ dẫn đến tích mỡ ở bụng.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm