Người viêm gan B kiêng ăn gì
Người viêm gan B kiêng ăn gì
Nhiều trường hợp nghiêm trọng do mắc viêm gan B dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng khác như ung thư gan, suy gan. Một số bệnh nhân chưa nắm rõ thông tin về căn bệnh này, từ đó những thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy người mắc bệnh viêm gan B cần chú ý đến những điều ngay dưới đây.
Bệnh viêm gan B là gì
Bệnh viêm gan B là căn bệnh do siêu vi viêm gan B gây ra (HBV) và viêm nhiễm qua đường máu. Ngoài ra, bệnh còn có thể truyền nhiễm theo đường từ mẹ sang con và đường tình dục. Đây là căn bệnh phổ biến và có khả năng gây tử vong cao trên thế giới.
Người bị viêm gan B kiêng ăn gì? Bệnh viêm gan B do siêu vi viêm gan B gây ra
Siêu vi HBV là loại sống rất lâu thậm chí chúng có thể tồn tại trong điều kiện máu khô nhiều ngày. Nếu quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ sẽ dẫn đến nhiễm HBV hoặc để tiếp xúc với vết thương hở miệng hay da bị bong cũng rất dễ lây nhiễm.
Những dụng cụ y tế cũng tác động đến quá trình lây lan HBV như ống tiêm, kim tiêm đã qua sử dụng hoặc tiệt trùng không đúng cách. Ngoài ra, những người chích ma tuý cũng rất dễ bị nhiễm do sử dụng chung hoặc những vật dụng khác như dao cạo râu, bông tai, bàn chải đánh răng, dụng cụ xăm hình...
Bệnh viêm gan B có tác hại gì
Người bị viêm gan B kiêng ăn gì? Viêm gan B có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như ung thư gan, sơ gan
Viêm gan B có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh. Do bệnh không có triệu chứng hay biểu hiện cụ thể khi mới mắc bệnh nên diễn tiến của nó rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Khi biết cơ thể mắc bệnh nếu không được điều trị đúng cách hay phối hợp điều trị có thể từ viêm gan B cấp tính phát triển thành viêm gan B mãn tính. Nếu để bệnh viêm gan B mãn tính phát triển sẽ gây ra biến chứng thành xơ gan và ung thư gan.
Người bệnh viêm gan B nên ăn gì
Bệnh nhân viêm gan B ngoài việc dùng thuốc nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để hạn chế sự tiến triển của bệnh sang xơ gan. Người bệnh nhiễm viêm gan B cần chú ý đến những món ăn tốt cho sức khoẻ và bổ sung theo chế độ ăn khoa học dưới đây:
Viêm gan cấp
Với người bệnh viêm gan cấp tính cần khoảng 25Kcal/kg trong ngày, protid 0,4 - 0,6 gam/kg cân nặng/ngày, lipid từ 10 - 15% tổng số năng lượng, khuyến khích ăn từ 6 - 8 bữa/ngày. Theo đó, cơ cấu khẩu phần được chia như sau: năng lượng cần từ 1.300 - 1.400 Kcal/ngày, lượng protid từ 20 - 30 gam, lipid từ 15 - 20 gam, glucid 250 - 280 gam, nước từ 2 - 2,5 lít.
Người bị viêm gan B kiêng ăn gì? Người bệnh viêm gan B cần chú ý đến chế độ ăn uống
Viêm gan mãn tính
Năng lượng cần cung cấp cho người mắc viêm gan mãn tính là 35Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1 - 1,5 gam/kg cân nặng/ngày, lipid từ 15 - 20% tổng số năng lượng, ăn từ 3 - 4 bữa/ngày. Cơ cấu khẩu phần theo đó cũng thay đổi từ 1.800 - 2.000 Kcal/ngày, lượng protid từ 50 - 75 gam, lipid từ 30 - 40 gam, glucid 310 - 340 gam, nước từ 1,5 - 2 lít.
Theo nhiều chuyên gia cho biết, do gan bị tổn thương dẫn đến người bệnh chán ăn, khó tiêu nên cần đảm bảo ăn ít nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng khi cung cấp cho cơ thể.
Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm như thịt cá, trứng, sữa..., đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua... Khi chế biến thực phẩm cần nấu kỹ, dễ ăn và dễ tiêu hoá chia thành nhiều bữa trong ngày. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng, hạn chế ăn thịt.
Những thực phẩm như bột mì, gạo, đậu tương, đậu đen... chứa nhiều tinh bột nhằm duy trì năng lượng cần thiết. Trong các bữa ăn, cần bổ sung thêm các loại rau củ quả giàu vitamin như bầu, bí, cà chua, bắp cải, cam, quýt, táo...
Bệnh viêm gan B nên kiêng ăn đồ ăn nào
Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bệnh viêm gan B vì nó giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cơ thể có thêm kháng chất. Bên cạnh những món ăn cần thiết người bệnh cũng nên tránh một số loại thực phẩm gây hại dưới đây.
- Không dùng những loại thực phẩm nướng cháy hay sử dụng những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Tránh những món ăn chế biến từ nội tạng động vật.
- Người bệnh viêm gan B nên tránh những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
- Những loại hạt nhiều chất béo là "kẻ thù" của người bệnh viêm gan B như lạc, vừng,... vì chúng gây trở ngại đến quá trình chuyển hoá chất béo, làm tích mỡ trong gan.
- Hạn chế những món ăn cay như ớt, hạt tiêu, bột cải, tỏi, gừng.
Những món ăn có ích cho người bệnh viêm gan B
1. Canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ
Nguyên liệu: câu kỷ 30g, táo đỏ 20g, trứng gà hai quả, nước 300cc.
Người bị viêm gan B kiêng ăn gì? Người viêm gan B nên ăn canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ
Cách làm: Nấu đến khi trứng chín. Vớt trứng ra, bỏ vỏ rồi cho vào chung với đường đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia 1 - 2 lần, ăn trứng uống canh. Cách hai ngày ăn một lần.
Tác dụng: bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp dùng cho người bị bệnh viêm gan mạn tính.
2. Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm
Nguyên liệu: nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g.
Cách làm: nấm rơm tươi rửa sạch, cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa nấu đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng ăn trong bữa cơm.
Tác dụng: tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.
3. Cháo rau má
Nguyên liệu: rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g.
Cách làm: Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Sau đó, cho rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói với ít muối hoặc đường.
Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính.
4. Canh táo đỏ nấu đậu phộng
Nguyên liệu: táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g.
Người bị viêm gan B kiêng ăn gì? Canh táo đỏ nấu đậu phộng thích hợp với người bệnh viêm gan B
Cách làm: Cho đậu phộng vào nồi đất trước, cho nước vào, nấu khoảng 20 phút. Táo đỏ bỏ hột, cho vào nồi đất nấu chung với đậu phộng, thêm 20 phút nữa. Sau đó cho đường phèn vào, nấu tiếp năm phút. Dùng mỗi tối trước khi ngủ, liên tục 30 ngày.
Tác dụng: thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính, xơ cứng gan.
5. Cháo gạo lứt, hải sâm
Nguyên liệu: gạo lứt 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g, táo đỏ tám trái.
Cách làm: gạo lứt vo sạch, hải sâm ngâm mềm, cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Nấu gạo thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói.
Tác dụng: thích hợp với người bị viêm gan B mạn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.
6. Cháo nhân trần
Nguyên liệu: nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng.
Cách làm: dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Bỏ bã lấy nước đổ vào nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn.
Người bị viêm gan B kiêng ăn gì? Người bệnh viêm gan B nên ăn cháo nhân trần
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.
7. Canh cần tây với thịt nạc heo
Nguyên liệu: rau cần tây 100g, thịt heo nạc 100g, nấm hương (nấm đông cô) 20g, tỏi.
Cách làm: rau cần tây lấy cuống và lá rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm hương ngâm nước nóng có chút gừng sau 20 phút thì rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch, xắt nhỏ (có thể thay bằng bột đậu xanh), tỏi bóc vỏ, đập dập. Đun sôi nửa lít nước, cho thịt nạc vào, thịt chín thì cho cần tây, nấm hương, tỏi vào. Tiếp tục đun cho sôi. Ăn nóng lúc đói.
Tác dụng: thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính.
8. Canh cá chép với bí đao
Nguyên liệu: cá chép 1 con (khoảng 0,5 kg), bí đao 250g.
Cách làm: cá chép rửa sạch, đánh vảy và bỏ nội tạng, cắt thành khúc. Bí đao đem gọt vỏ rửa sạch và thái lát. Cho cá và bí vào nồi và nước để hầm canh. Có thể ăn tuỳ ý.
9. Canh thịt nấu nấm rơm
Nguyên liệu: nấm rơm tươi 100g, thịt nạc 100g.
Cách làm: đem nấm rơm và thịt nạc rửa sạch thái lát. Cho thịt vào nồi để nấu chín rồi cho thêm nấm rơm, nêm nếm gia vị cho vừa.
10. Chè nấm tuyết - câu kỷ
Nguyên liệu: câu kỷ tử 30g, rửa sạch, nhân nhĩ (nấm tuyết) 10g.
Cách làm: ngâm nấm tuyết rồi bỏ cuống rửa sạch. Cho câu kỷ tử cùng nấm tuyết vào nồi nấu chín thêm ít đường phèn 30g để sôi một lúc. Có thể ăn tuỳ ý.
Tác dụng: tốt cho viêm gan mãn tính, gan nhiễm mỡ và xơ gan.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh viêm gan B nên có chế độ tập luyện khoa học để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm