Nguy cơ đột quỵ tăng cao vào trời lạnh
Thường khi trời trở lạnh, số bệnh nhân nhập viện do biến chứng cao huyết áp tăng rõ rệt. Một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, có gần 70% người bệnh không biết mình bị cao huyết áp cho đến khi đột ngột bị tai biến mạch máu não, liệt, hôn mê.
Đại tá, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, tăng huyết áp có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Trời rét sẽ làm co mạch khiến huyết áp tăng vọt, dễ gây ra tai biến. Nhất là với người già, khi ra khỏi chăn ấm là lúc dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch co, huyết áp tăng đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, đau thắt ngực.

Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam, đột quỵ đứng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong sau bệnh lý tim mạch, ung thư và dẫn đầu trong các nguyên nhân gây nên tàn tật.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới, với con số khoảng 6,5 triệu người tử vong mỗi năm; tức trung bình mỗi 6 giây có một ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ còn là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới, có hơn 17 triệu ca bệnh mỗi năm. Trung bình 6 người có một người bị đột quỵ, nếu như không có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Vấn đề quan trọng nhất trong cấp cứu đột quỵ là vấn đề thời gian, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt để tận dụng thời gian vàng (3 giờ đầu) của não.
TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học thần kinh, Trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ, đột quỵ là quá trình xảy ra đột ngột, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn, còn lại đa phần bệnh nhân đều có những di chứng do tổn thương não, bệnh lý mạch máu như: liệt tay, liệt chân, rối loạn cảm giác, nói khó, vận động khó, giảm trí nhớ… Những di chứng này ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân.
Thống kê từ Bộ Y tế, trong các trường hợp bệnh nhân sống sót sau đột quỵ thì khả năng tàn phế, lệ thuộc cao. 10-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường; 12% hồi phục một phần; 25% bệnh nhân có thể độc lập đi lại.
Hiện nay, công tác hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ trong cả nước nói chung đang gặp phải nhiều khó khăn do chưa có nhiều cơ sở phục hồi chức năng, áp lực quá tải bệnh viện khiến thời gian được tập luyện của người bệnh bị hạn chế. Sau khi điều trị giai đoạn cấp, bệnh nhân được xuất viện. Hầu hết người bệnh phải tự bươn chải nhờ người thân giúp đỡ tập luyện, tự tập không đúng phương pháp, thậm chí không tập luyện gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân, như: hồi phục chậm hoặc gặp phải các di chứng khác do tập luyện sai cách gồm cứng cơ, co rút cơ, mất chức năng, không thể hoà nhập lại cuộc sống.
Đột quỵ thường đến như một cú sốc, đột ngột và không lường trước được. Đột quỵ có thể thay đổi cuộc sống của bạn một cách tiêu cực. Đột quỵ có thể tấn công sức khỏe của bạn một cách ngẫu nhiên và đôi khi không có dấu hiệu báo trước nào.
Khi phát hiện người có các dấu hiệu đột quỵ, cần xử trí bằng cách: Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương; Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói. Móc hết đàm, nhớt để bệnh nhân dễ thở; Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất; Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác; Đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt, để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sặc, bị chèn ép.
Đại tá, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc cho biết, đột quỵ có thể phòng ngừa được nếu vận động cơ thể và tập thể dục thường xuyên; giữ chế độ ăn uống đúng mức để tránh béo phì; hạn chế rượu, bia; tránh hút thuốc lá.
Trong mùa đông, để phòng tránh đột quỵ (nhất là ở người già), không nên ra lạnh đột ngột. Buổi sáng, khi tỉnh giấc, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi. Cần điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, phòng và điều trị tiểu đường, khắc phục tình trạng tăng cholesterol.
Theo Đại Đoàn Kết

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm