Nguyên nhân gây đau bụng kinh và cách khắc phục

Đau bụng kinh không còn là điều xa lạ đối với nhiều chị em phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó, có thể xuất phát từ các căn bệnh phụ khoa chị em nên chú ý.
11/11/2020 14:47

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau, tùy theo cơ địa mỗi người. Đau bụng kinh có nhiều mức độ, nhẹ thì chỉ là cảm giác đau bên ngoài khung xương chậu, đau âm ỉ vùng bụng dưới, lưng và các chi mỏi mệt; nặng có thể quặn đau dữ dội kèm chứng đau đầu, mất ngủ, buồn nôn.

Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu trứng không gặp tinh trùng để thụ tinh, nó sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể cùng với lớp lót niêm mạc tử cung. Để đẩy được lớp niêm mạc ra ngoài, tử cung phải co thắt, do đó, lưu lượng máu đến niêm mạc tử cung giảm. Sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

dau bung kinh

Hình minh họa.

Nguyên nhân chính gây đau bụng kinh là do sự giải phóng hoóc môn prostaglandin. Loại hoóc môn đặc biệt này khiến co bóp cổ tử cung trong suốt chu kì, đó cũng là lý do vì sao đôi lúc cơn đau bụng kinh đôi lúc có những đặc điểm tương đồng với cơn chuột rút. Không những vậy, prostaglandin còn khiến các mạch máu cung cấp máu cho cổ tử cung co bóp, dẫn đến cơn đau.

Ngoài ra, trong kì kinh nguyệt, hoạt chất leukotrienes cũng tăng lên. Đây cũng là một nguyên nhân gây đau bụng kinh mà nhiều chị em gặp phải.

Đau bụng kinh có nhiều cấp độ, tùy thuộc vào thể trạng mỗi người. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, các chuyên gia đã phân loại đau bụng kinh thành 2 loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát: Có tới hơn 50% các bạn nữ bước vào tuổi dậy thì gặp phải tình trạng đau bụng kinh. Tình trạng này có thể sẽ kéo dài khoảng 2-3 năm. Nguyên nhân là do sự co thắt quá mức của các cơ trơn tử cung để đẩy máu ra ngoài. Các bạn nữ có cổ tử cung quá hẹp hoặc tử cung ở vị trí không bình thường cũng có nhiều nguy cơ mắc tình trạng đau bụng kinh.

Đau bụng kinh thứ phát: 

Lạc nội mạc tử cung: Tỷ lệ nữ giới mắc lạc nội mạc tử cung đang ngày một tăng cao. Bệnh gây ra nhiều tổn thương tới vòi trứng và ống dẫn trứng. Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Sự bất bình thường ở tử cung khiến ống dẫn trứng trở nên thụ động hơn và gây ra nhiều rối loạn trong quá trình phóng noãn.

Thực chất sự ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung tới tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới là: Khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt những lớp mô trong cổ tử cung sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà các mô này bị lạc vào khoang bụng, buồng trứng,… Sau đó bám vào và phát triển gây nên tình trạng lạc nội mạc tử cung. Khi đi nhầm chỗ thì chúng sẽ phát triển và làm dày lên lớp mô sẹo. Từ đó, gây nên u nang hoặc gây tổn thương cho các vùng đó.

U xơ tử cung: Đây là một dạng khối u lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có ung thư tử cung. Cac u nang này có thể tự teo nhỏ đi khi nữ giới bước sang thời kỳ mãn kinh. U xơ tử cung có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh như: đau bụng dữ dội, tiểu nhiều, tiểu rắt,…

Ung thư tử cung: Ung thư tử cung giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện gì rõ rệt. Khi các tế bào ác tính phát triển và xâm lấn sang các bộ phận khác thì người bệnh bắt đầu có các biểu hiện bất thường: chảy máu âm đạo, dịch đạo ra bất thường, gây đau vùng chậu, đau dưới rốn,… Ung thư tử cung là một trong các bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát triển và điều trị sớm có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Cổ tử cung bị hẹp: Nữ giới khi bị đau bụng kinh có thể do hẹp cổ tử cung. Hẹp cổ tử cung có thể là do bẩm sinh hoặc do biến chứng sau khi đã trải qua các cuộc tiểu phẫu như nạo phá thai không an toàn. Hoặc có thể là do mắc phải một số bệnh phụ khoa liên quan đến cổ tử cung, polyp cổ tử cung…

Mẹo chữa đau bụng kinh

 

Cây ích mẫu: cây ích mẫu vốn là nguyên liệu để làm những thuốc điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh. Trên thị trường có bán nhiều loại cao ích mẫu dưới dạng viên nén, bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc tây y đều có. Hoặc ích mẫu còn có trong các bà thuốc dân gian trị đau bụng kinh. Ích mẫu để giảm đau bụng kinh và còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt tốt.

nuoc ngai cuu

Uống nước ngải cứu có thể làm giảm đau bụng kinh

Ngải cứu: ngải cứu có vị hơi đắng, có tính ấm, nên có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh rất tốt. Các bạn có thể ăn ngải cứu trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, có tính cầm máu nên hạn chế trường hợp bị rong kinh.

Ăn nhiều cá: trong cá có nhiều chất omega3, chất này sẽ làm giảm sự co bóp mạnh của tử cung khi đẩy máu kinh ra ngoài, giúp giảm đau bụng kinh, đặc biệt là các loại cá như cá hồi, cá ngừ.

Bổ sung sữa cho cơ thể: Có thể uống sữa tươi trước khi bị kinh nguyệt khoảng 2 tuần.

Ăn những thức ăn chữa nhiều chất xơ, vitamin như rau xanh và trái cây.

Ăn uống những thực phẩm chứa nhiều canxi: Theo chuyện gia dinh dưỡng, phụ nữ cần 1.200 mg canxi mỗi ngày.

Những loại thực phẩm này bao gồm cải xoăn, cải lá xanh, bông cải xanh và sữa chua.

Uống nhiều nước giúp giảm sự khó tiêu và đầy bụng trong ngày hành kinh. Bởi đa phần trong những ngày này bạn luôn cảm giác bụng mình phì ra một chút.

Uống viêm vitamin E trước ngày bị kinh 2 ngày và uống liên tục nó tới ngày thứ 3 của kỳ kinh nguyệt.

Uống nước ấm hoặc trà gừng cũng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

 

Lưu ý:

Không nên vận động mạnh, vận động với cường độ cao trong những ngày nguyệt san để tránh mất sức và khiến cơn đau bụng nghiêm trọng hơn.

Không nên mặc đồ quá chật, bó sát trong kỳ kinh nguyệt.

Chú ý trong việc giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng bụng dưới. Cơ thể bị lạnh sẽ càng khiến cơn đau bụng kinh thêm dữ dội.
Không ăn các thực phẩm có tính hàn dễ gây lạnh như đồ uống lạnh, dưa hấu, cua…

Không dùng các đồ uống kích thích như cà phê, bia, đồ uống có ga gây ảnh hưởng xấu tới hệ tuần hoàn máu, việc hấp thụ sắt của cơ thể.

Hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng, chua vì sẽ làm cho cơn đau bụng trở nên dữ dội hơn.

Ánh Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer