Máu kinh nguyệt thay đổi như thế nào theo độ tuổi?

Máu kinh nguyệt ở mỗi người, mỗi thời điểm không giống nhau. Và bất kỳ sự thay đổi nào về lưu lượng, tính chất của máu kinh nguyệt cũng đều biểu hiện tình trạng sức khỏe của cơ thể.
06/11/2020 06:50

Máu kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên

unnamed

ảnh mạng

Độ tuổi bắt đầu hành kinh của mỗi bé gái phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính di truyền, chỉ số khối cơ thể, thói quen ăn uống thường ngày, môi trường, thực phẩm,…Tuy nhiên, theo thống kê độ tuổi trung bình để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của bé gái ở Việt Nam hiện nay là 12 tuổi.

Trong độ tuổi dậy thì, lượng máu hành kinh của bé gái thường không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt cũng không đều đặn mỗi tháng. Thông thường, trong độ tuổi này kỳ hành kinh có thể kéo dài từ 7-10 ngày, tùy vào từng bé gái mà con số này có thể chênh lệch dài hơn hoặc ngắn hơn. Nếu thời gian hành kinh, lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Máu kinh nguyệt trong những năm 20 tuổi ( từ 20 đến 29)

Vào những năm 20 tuổi, về mặt sinh lý chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ bắt đầu đi vào quỹ đạo, hoạt động ổn định hơn vào mỗi tháng. Trong giai đoạn này, nếu quan hệ tình dục trong thời gian gần với ngày hành kinh thì tỉ lệ mang thai cũng sẽ cảm hơn. Số ngày hành kinh của giai đoạn này sẽ bắt đầu giảm, còn khoảng 5-7 ngày, lượng máu trong những ngày đầu sẽ nhiều rồi giảm dần vào những ngày cuối chu kỳ. Nếu bạn thấy lượng máu ra quá nhiều, kéo dài so với số ngày hành kinh bình thường thì nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Máu kinh nguyệt trong những năm 30 tuổi

20200729_roi-loan-kinh-nguyet-o-tuoi-day-thi

ảnh mạng

Nếu trong khoảng thời gian này bạn sinh con và cho con bú thì sẽ bị mất kinh trong vòng vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ không đều đặn như trước. Và khi có kinh trở lại thì lượng máu kinh nguyệt cũng sẽ không dồi dào như lúc 20. Thậm chí, một số phụ nữ từ 35-40 là bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh, vào lúc này cơ thể sẽ sản sinh rất ít estrogen và progesterone. Điều này cũng đồng nghĩa hormone nội tiết tố nữ sẽ có những sự thay đổi nhất định, vì thế lượng máu và chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ có sự ảnh hưởng.

Máu kinh nguyệt trong những năm 40 tuổi

Vào lúc này, hầu như phụ nữ đều bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thế nên máu kinh nguyệt có thể xuất hiện bất ngờ mà không có dấu hiệu gì. Thế nhưng, số ngày hành kinh trong độ tuổi này sẽ giảm đi đáng kể. Thường chỉ kéo dài khoảng 3 ngày, lượng máu kinh nguyệt cũng rất ít, thậm chí nhiều người còn không cảm thấy mình đang chảy máu ở âm đạo mặc dù vẫn trong giai đoạn hành kinh.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như người nóng bừng, thường xuyên ớn lạnh, âm đạo khô, tâm trạng thay đổi, tăng cân, rụng tóc, khô da, khó ngủ,…Nếu như những triệu chứng này làm bạn khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống thì nên đến bác sĩ để tư vấn, kê thuốc giảm nhẹ triệu chứng.

Máu kinh nguyệt khi 50 tuổi

Vào lúc này hầu hết phụ nữ đều bước vào giai đoạn mãn kinh. Lúc này cơ thể sẽ không bị chảy máu kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục. Người phụ nữ lúc này sẽ có sự thay đổi thất thường về tâm sinh lý như thường xuyên cáu gắt, nhức mỏi cơ thể, ăn ngủ không ngon,…Đến một giai đoạn cơ thể thích nghi thì những triệu chứng này cũng sẽ biến mất.

Máu kinh nguyệt là một trong những căn cứ để chị em phụ nữ có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vì thế, chị em nên lưu ý để đến bệnh viện thăm khám khi cần nhé.

Thanh Hằng

comment Bình luận

largeer