Tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh

Mỗi tháng, nhiều phụ nữ sẽ phải đối mặt với các cơn đau bụng kinh. Sự mệt mỏi, đau đớn khiến nhiều người tìm đến các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, chị em cần tìm hiểu tác dụng phụ của chúng để có thể lựa chọn được biện pháp giảm đau khác thay thế mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
16/10/2020 13:59

Nguyên nhân đau bụng kinh

Có 2 nguyên nhân gây đau bụng kinh, đó là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Theo đó, đau bụng kinh nguyên phát khá phổ biến và ít nghiêm trọng hơn đau bụng kinh thứ phát.

Tử cung được cấu tạo hoàn toàn bằng cơ trừ lớp lót trong cùng nội mạc tử cung. Với mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp nội mạc này chuẩn bị cho phôi thai đậu vào bằng cách phát triển một lớp mô giàu mạch máu và chất dinh dưỡng. Khi cơ thể nhận ra rằng nó không mang thai, một sự thay đổi hóc-môn xảy ra sẽ khởi phát thời kỳ kinh nguyệt và giải phóng một chất hoá học gọi là prostaglandin, làm cho cơ tử cung co lại để đẩy lớp niêm mạc giàu mạch máu ra ngoài. Nồng độ prostaglandin càng cao thì sự co bóp ở tử cung càng mạnh, cơn đau bụng kinh sẽ càng đau.

Tình trạng trên chính là đau bụng kinh nguyên phát. Bất kỳ một phụ nữ nào khi có kinh cũng có thể trải nghiệm triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát và nó thường bắt đầu một vài ngày trước khi có kinh và thuyên giảm khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.

Đau bụng kinh thứ phát là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây nên, như lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu, bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục, gặp vấn đề với dụng cụ đặt trong tử cung (còn gọi là IUD), hoặc u xơ tử cung. Đau bụng kinh thứ phát nghiêm trọng hơn và thường ảnh hưởng đến phụ nữ đã có kinh trong nhiều năm. Tình trạng này cũng sẽ gây đau đớn ngay cả khi người đó không gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc trong khi hành kinh. 

daun bung kin

Hình minh họa.

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh

Ngày nay, nhiều phụ nữ tìm đến thuốc giảm đau để nguôi ngoai cơn đau nhưng, các tác dụng phụ của chúng lại khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí, sẽ không dám tùy ý sử dụng.

Tổn thương gan: Trong thành phần thuốc giảm đau thường có chứa paracetamol, đây là chất có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng khi liều lượng sử dụng quá nhiều và thường xuyên.

Khi gan bị tổn thương sẽ khiến các nàng thường cảm thấy buồn nôn, chán ăn, da dẻ xanh xao, sút cân nhanh chóng...

Viêm loét dạ dày: Các loại thuốc giảm đau bụng kinh thường chứa một số thành phần có khả năng làm màng chất nhầy trong hệ tiêu hóa, dạ dày bị bào mòn. Nếu thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau trong những "ngày đèn đỏ" sẽ dẫn đến loét dạ dày thậm chí có thể gây ra xuất huyết hệ tiêu hóa nguy hiểm đến tính mạng.

Ảnh hưởng khả năng sinh sảnCác cuộc nghiên cứu trước đây được thử nghiệm đối với các loài gặm nhấm cho thấy các loại thuốc giảm đau trong đó có ibuprofen có khả năng gây ảnh hưởng đến buồng trứng và làm giảm khả năng thụ thai. Một số nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng việc sử dụng loại thuốc này thường xuyên sẽ làm phá vỡ hormone sinh dục nam.

Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng có đến 30% phụ nữ đang sử dụng loại thuốc giảm đau này khi mang thai.

Che lấp những căn bệnh khác: Sử dụng thuốc giảm đau khi cơn đau bụng tìm đến, các dấu hiện của những bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục cũng sẽ bị che lấp. Có một số căn bệnh nếu không được phát hiện từ sớm sẽ làm tăng nguy cơ bị hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới.

Một số mẹo giảm đau bụng kinh tại nhà không cần dùng thuốc

Chườm nóng: Nên chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng (chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nhiều cách giữ ấm bụng khác như tắm nước ấm nóng và cho thêm một chút muối vào chậu nước tắm, giúp giảm đau hiệu quả.

Xoa dầu nóng: Dán cao hoặc xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau thật hiệu quả.

Chườm gừng tươi: Giã hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau.

Làm nóng bàn chân: Massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu đồng thời các bạn có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn.

Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh: Trong những ngày này, chị em nên chọn cách nghỉ ngơi tại giường, hoặc vận động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc dẫn đến mệt lả.

Tránh tiếp xúc lạnh: Cần giữ ấm cơ thể trước, trong và sau khi hành kinh. Chị em không nên bơi lội, tắm rửa bằng nước lạnh, uống nước lạnh, làm việc nơi điều hòa quá lạnh bởi khi bị kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh và gây đau.

che do an lanh manh

Duy trì chế độ ăn lành mạnh để giảm đau bụng kinh.

Ngoài ra, về lâu dài để giảm đau bụng kinh, chúng ta phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý.

Nên ăn đủ chất nhưng hạn chế ăn thức ăn có đồ cay, nóng gây táo bón dễ làm đau bụng kinh nặng thêm. Nên uống nước chanh nóng, dùng các loại vitamin hỗn hợp và thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin C, B6...

Ăn nhiều rau, trái cây, cá và hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn. Không ăn những thứ có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen,… nhất là trong những ngày “đèn đỏ”.

Không thường xuyên uống cà phê, chè, nước ngọt có ga... vì có chất cafein vì có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín vào những ngày này là rất cần thiết, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức.

Giảm đến mức thấp nhất những căng thẳng, áp lực cuộc sống. Cách tốt nhất cần nhiều sự cố gắng của bạn để giảm đau bụng kinh đó là giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tâm trạng luôn hài hòa, hạn chế ảnh hưởng bởi những áp lực từ môi trường sống, công việc và gia đình...

Thùy Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer