Nguyên nhân và triệu chứng bệnh teo dây thần kinh thị giác

Teo dây thần kinh thị giác là hiện tượng dây thần kinh thị giác bị phá hủy gây ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được can thiệp điều trị.
19/07/2021 15:15
aada

Teo dây thần kinh thị giác là gì?

Teo dây thần kinh thị giác dẫn đến khả năng truyền tải thông tin từ mắt về não bị giảm với các triệu chứng: giảm thị lực, khả năng nhận biết màu sắc giảm và đau mắt khi vận động,… gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn xa, nhìn gần và làm giảm khả năng nhận biết màu sắc của mắt, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến mù lòa nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Người lớn tuổi thường bị teo dây thần kinh thị giác do dòng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị bị giảm.

Teo dây thần kinh thị giác chiếm 0,8% trong số các nguyên nhân gây mù lòa, theo các chuyên gia thì đây không phải là một bệnh mà là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả cả teo dây thần kinh thị giác bẩm sinh.

Nguyên nhân gây bệnh teo dây thần kinh thị giác

Thiếu máu nuôi thần kinh thị: là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh do thần kinh thị bị thiếu máu nuôi dưỡng khi áp lực mạch máu nhỏ hơn áp lực nhãn cầu. Teo thần kinh thị do thiếu máu nuôi dưỡng thường xả ra ở các bệnh cảnh tắc động mạch tĩnh mạch trung tâm, tắc động mạch cảnh và viêm động mạch sọ não. Cách thức điều trị bệnh khác nhau phụ thuộc vị trí của mạch máu bị tổn thương. Ngoài ra, teo dây thần kinh thị giác do thiếu máu nuôi dưỡng còn xảy ra sau xạ trị vùng đầu mặt cổ trong một thời gian dài (3 tháng đến 8 năm), trung bình khoảng 1,5 năm do tổn thương mô đệm của mạch máu, có thể đi kèm với tổn thương dĩa thị. Một số bệnh lý toàn thân cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch,… gây tổn thương mạch máu, khiến lượng máu nuôi dây thần kinh thị bị giảm và thường gặp ở người lớn tuổi.

Viêm dây thần kinh thị: gây phù nề và khiến bao myelin bao quanh sợi thần kinh bị tổn thương. Viêm dây thần kinh thị là nguyên nhân phổ biến nhất được ghi nhận gây teo thần kinh thị giác và đột ngột mất thị giác ở người trẻ từ 20-50 tuổi, thường gặp nhất là ở nữ giới. Tình trạng này nếu đi kèm với sự thoái hóa myelin ở chất trắng của não là dấu hiệu cho bệnh lý xơ hóa rải rác.

Teo dây thần kinh thị do chèn ép: Khối u, nhiễm trùng, và quá trình viêm nhiễm là những nguyên nhân dẫn đến thương tổn bên trong hốc mắt, gây chèn ép dây thần kinh thị, phù nề đĩa thị và dẫn đến mất thị giác.

Thâm nhiễm thần kinh thị: u, viêm hay nhiễm trùng là những nguyên nhân khiến dây thần kinh thị có thể bị thâm nhiễm. Tình trạng rối loạn viêm gây thâm nhiễm dây thần kinh thị phổ biến nhất là bệnh sarcoidosis.

Chấn thương dây thần kinh thị: Các chấn thương lên vùng đầu hoặc hố mắt một cách trực tiếp như đạn bắn, dao đâm có thể làm phá vỡ cấu trúc giải phẫu và chức năng của dây thần kinh thị. Chấn thương gián tiếp như tai nạn xe hay tai nạn lao động cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh thị. Vị trí tổn thương thường gặp nhất là đoạn dây thần kinh thị nằm trong sọ.

Teo dây thần kinh thị di truyền: Dạng teo thần kinh thị giác bẩm sinh do di truyền được chia thành nhiều loại: teo dây thần kinh thị giác bẩm sinh di truyền do gen lặn hoặc gen trội, teo dây thần kinh thị kiểu Behr di truyền theo gen lặn và teo dây thần kinh thị kiểu Leber do đột biến điểm ty thể.

Nguyên nhân khác: Thiếu hụt dinh dưỡng (protein, vitamin B, vitamin B12, axit folic); hoặc do các chất độc hại như thuốc lá, methyl alcohol, ethylene glycol, xyanua, chì và carbon mono oxide… cũng có thể là nguyên nhân gây teo dây thần kinh thị giác

IMG_9925

Triệu chứng thường gặp của bệnh teo dây thần kinh thị giác

Giảm thị lực kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, hoặc xảy ra đột ngột sau một đêm. Bệnh nhân bị nhìn mờ đi nhanh chóng. Mức độ giảm thị lực ít hay nhiều tùy vào mức độ bệnh của bệnh nhân. ừng hợp dây thần kinh thị bị teo hoàn toàn bệnh nhân sẽ bị mù lòa.

Rối loạn màu sắc: độ sắc nét và khả năng phân biệt màu sắc của mắt giảm đi hẳn ở mắt bị tổn thương, dễ nhận thấy khi so sánh với mắt bên lành. Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, rối loạn màu sắc thường gặp nhất là rối loạn 2 màu xanh đỏ.

Đau trong hốc mắt: Đau âm ỉ trong trong hốc mắt, mức độ đau tăng lên khi mắt chuyển động.

Phòng ngừa bệnh teo dây thần kinh thị giác

Teo dây thần kinh thị là giai đoạn cuối của quá trình dây thần kinh thị giác bị phá hủy, gây nên những tổn thương không thể hồi phục. Vì vậy, cách phòng ngừa cơ bản nhất là phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý nền nhằm bảo tồn phần chức năng còn lại của phần dây thần kinh thị chưa bị ảnh hưởng.

Lê Khanh - Sông Cấm

comment Bình luận

largeer