Nhiễm virus viêm gan B - nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 200 lần

Viêm gan virus B là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, ung thư gan hiện nay. Bệnh diễn biến thầm lặng nên người bệnh dễ chủ quan. Để phòng tránh căn bệnh ung thư gan, mọi người nên làm những điều dưới đây.
05/09/2018 08:58

Điều cần thiết phải kiểm tra định kỳ virus viêm gan B

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B chiếm từ 10-15% dân số, trong đó số người nhiễm viêm gan B cần phải theo dõi và điều trị khoảng 14 triệu người.

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - chuyên gia Truyền nhiễm, Bệnh viện ĐK MEDLATEC.

 

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - chuyên gia Truyền nhiễm, Bệnh viện ĐK MEDLATEC.

PGS. TS Trịnh Thị Ngọc - chuyên gia Truyền nhiễm, Bệnh viện ĐK MEDLATEC, nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, hiện là Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội cho biết: Người bị nhiễm virus viêm gan B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh xơ gan và ung thư gan do viêm gan B đến xơ gan và ung thư gan kéo dài từ 10-25 năm. Bởi vậy, việc tầm soát định kỳ là việc làm cần thiết giúp phát hiện sớm các biến chứng, cũng như ngăn ngừa lây truyền viêm gan B trong cộng đồng.

Phần lớn người bị bệnh gan thường có biểu hiện không rõ ràng, khiến người bệnh dễ bỏ qua, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

PGS. TS Trịnh Thị Ngọc khuyến cáo: Tất cả người dân nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/ lần, đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ cao như:

◊ Người sống trong gia đình có người bị viêm gan virus B, C hay ung thư gan cần chú ý phòng lây nhiễm.

◊ Nếu xét nghiệm HBsAg âm tính cần xét nghiệm anti HBs, trường hợp kết quả âm tính cần tiêm phòng vắc-xin viêm gan B.

◊ Bệnh nhân mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, tiểu vàng… thì nên kiểm tra sức năng gan gồm HBsAg, Anti HCV để có hướng xử lý kịp thời.

HBsAg - Xét nghiệm đầu tay phát hiện viêm gan virus B

Trước sự phát triển vượt bậc của tiến bộ y học hiện nay, cho phép bác sĩ chuyên khoa có thêm các phương tiện tầm soát, theo dõi bệnh chính xác cho người bệnh từ việc tầm soát, sàng lọc bệnh ban đầu đến theo dõi và điều trị bệnh.

Kết quả xét nghiệm chính xác góp phần quan trọng vào theo dõi và điều trị bệnh.

 

Kết quả xét nghiệm chính xác góp phần quan trọng vào theo dõi và điều trị bệnh.

PGS Trịnh Thị Ngọc cho biết: Để đánh giá viêm gan B cần nhiều xét nghiệm, trong đó xét nghiệm HBsAg được coi là xét nghiệm bắt buộc trước khi truyền máu, phẫu thuật, kiểm tra trước sinh,… và xét nghiệm định kỳ trong kiểm tra sức khỏe, Nếu kết quả HBsAg dương tính, cho thấy cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B nên cần kiểm tra chuyên sâu hoặc khám chuyên khoa.

Kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính, có thể xảy ra một trong các trường hợp như: Hầu hết không nhiễm virus viêm gan B (HBV), tuy nhiên có một vài trường hợp đặc biệt như nhiễm HBV thể ẩn (tức đã từng nhiễm HBV trước đây và đã đạt được HBsAg âm tính sau giai đoạn nhiễm cấp tính, hoặc mạn tính, HBV-DNA không phát hiện), nhiễm HBV thể có đột biến HBsAg (nhiễm HBV mạn tính, nhưng virus HBV có đột biến).

Men gan là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá tổn thương tế bào gan, quyết định viêm gan virus B có cần điều trị hay không.

Nếu men gan tăng có liên quan đến một số bệnh lý như viêm gan virus (viêm gan virus B-C-A-E), viêm gan do nhiễm độc, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do lạm dụng rượu bia, bệnh lý đường mật, bệnh lý toàn thân (sốt virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng),... Những trường hợp này cần khám bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân men gan tăng.

comment Bình luận

largeer