Những biến chứng do cúm A gây ra

Trong thời gian gần đây, tại Hà Nội ghi nhận sự gia tăng bất thường của số lượng bệnh nhân mắc cúm A. Đây là căn bệnh lành tính và có thể tự khỏi trong 1 tuần, tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện, chữa trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
25/11/2022 16:18

Những biến chứng do cúm A gây ra

Hầu hết người bệnh mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong do bệnh chuyển thành ác tính. Biến chứng viêm phổi do cúm A gây ra thường gặp ở đối tượng là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.

base64-16589920330991412167355

(Ảnh minh hoạ)

Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.

Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm A là gây nên phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao.

Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sảy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương,

Các biến chứng nghiêm trọng khác có thể do cúm gây ra có thể bao gồm viêm cơ tim, viêm não hoặc các mô cơ (viêm cơ, tiêu cơ vân) và suy đa cơ quan (ví dụ như suy hô hấp và suy thận). Nhiễm virus cúm đường hô hấp có thể kích hoạt phản ứng viêm cực đoan trong cơ thể và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, phản ứng đe dọa tính mạng của cơ thể đối với nhiễm trùng.

Những người có nguy cơ cao gặp biến chứng do cúm A

Các đối tượng với các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh cúm A hoặc các biến chứng của nó bao gồm:

- Trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc cúm A cao.

- Điều kiện sống hoặc làm việc: Những người sống hoặc làm việc ở những nơi đông người như viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội... có nhiều khả năng bị cúm.

- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của cúm.

- Người bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ. Vì vậy nên tiêm phòng vắc xin cúm trước khi có thai 1 tháng hoặc định kỳ hàng năm.

Để phòng bệnh cúm A đang gia tăng bất thường, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà. Cần thường xuyên vệ sinh không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ nhỏ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày,… Những người cao tuổi nên thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao đề kháng.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

comment Bình luận

largeer