Những lưu ý trong chăm sóc người bệnh sau thay van tim
Viện Đào tạo và Nghiên cứu Y Dược Bạch Mai đã có chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân với chủ đề "Những lưu ý trong chăm sóc người bệnh sau thay van tim". Trong đó, Ths.Bs. Vương Hải Hà, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ giải đáp những vấn đề xoay quanh bệnh lý này.
Quản lý người bệnh sau thay van tim
Phẫu thuật van tim xong không có nghĩa là bệnh tim đã hoàn toàn khỏi hẳn. Phẫu thuật chỉ giúp bệnh nhân chuyển từ một tình trạng nặng hoặc có nguy cơ không ổn định sang một tình trạng bệnh ổn định hơn.
Tái khám định kỳ đều đặn:
Trong vòng 3 tháng đầu sau mổ, bệnh nhân cần khám lại đều đặn để bác sĩ kiểm tra chế độ dùng thuốc, liều thuốc và có những điều chỉnh cần thiết. Sau đó, khi tình trạng ổn định, bệnh nhân chỉ cần kiểm tra định kỳ ít nhất 2 lần/năm.
(Ảnh minh họa: Vinmec)
Theo dõi cân nặng:
- Cân nặng thay đổi thất thường có thể là dấu hiệu xấu.
- Bệnh nhân nên cân hàng ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
- Trong khoảng 3 tuần sau mổ, bệnh nhân có thể sụt cân một chút. Nếu tăng cần nhiều hơn 2,5kg/tuần, bạn có thể đang bị phù.
Chế độ ăn sau phẫu thuật:
- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật.
- Ngoài ra, do dùng thuốc chống đông, bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn kiêng chặt chẽ.
Hoạt động thể lực sau thay van tim:
- Hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp: Đi bộ, không bắt tim phải làm việc quá sức. Vài tuần sau mổ, có thể đi bộ 3 - 4 km mỗi ngày.
- Khoảng 4 - 6 tuần để sức khỏe trở về bình thường. Công việc bàn giấy khoảng 4 tuần sau mổ. Lao động với cường độ cao hơn thì cần ít nhất 6 tuần. Nếu là mổ nội soi, bệnh nhân có thể phục hồi nhanh hơn.
- Một số trường hợp công việc cũ quá nặng nhọc, căng thẳng, cần tìm công việc phù hợp hơn.
Hoạt động tình dục:
- Quan hệ tình dục đòi hỏi tốn nhiều năng lượng, do đó cần thời gian để phục hồi cơ thể sau 1 - 3 tuần từ khi xuất viện.
- Có 2 yếu tố lớn ảnh hưởng tới đời sống tình dục sau phẫu thuật: Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần (rối loạn kiểm soát cảm xúc, lo lắng, trầm cảm).
- Bệnh nhân có thể bắt đầu khi đã sẵn sàng. Cần tránh các tác động mạnh lên ngực trong thời gian xương ức đang liền (8 tuần sau mổ), cũng như tránh gắng sức quá nhiều.
Tâm lý:
- Sau phẫu thuật, gia đình cần hợp tác để giúp bệnh nhân hồi phục tăng dần tính tự lập và lấy lại sự tự tin.
- Sự hồi phục của bệnh nhân là một thách thức cho chính bệnh nhân và gia đình (đó sẽ là chuỗi ngày phải hoạt động nhiều và mệt nhọc xảy ra trong quá trình hồi phục của bệnh nhân).
Những việc có thể làm và cần tránh sau phẫu thuật tim:
- Trong vòng 6 - 8 tuần sau phẫu thuật, không nên mang vác hay dùng sức kéo bất kỳ một vật nặng nào có trọng lượng trên 50kg.
- Chỉ nên làm những công việc nhẹ trong nhà. Không nên làm công việc gì gây mệt mỏi kéo dài.
Những dấu hiệu cảnh báo cần chú ý và xử trí ngay:
- Cảm giác khó chịu vùng ngực đè ép, bóp nghẹt hay đau kéo dài.
- Khó thở nhiều.
- Đột ngột bất tỉnh, rối loạn về khả năng nhìn ở 1 hoặc 2 mắt, hoặc xuất hiện tê và yếu mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một nửa người.
- Đau đầu dữ dội, đột ngột mà không rõ lý do.
- Sốt, khó thở dữ dội không liên quan đến gắng sức.
- Tăng cân nhanh một cách bất thường, phù.
Lưu ý sử dụng thuốc chống đông sau phẫu thuật van tim
Thuốc chống đông uống là gì?
- Thuốc chống đông uống (thường dùng loại kháng vitamin K), làm giảm khả năng đông máu, ngăn ngừa tạo cục máu đông không mong muốn.
- Ở nước ta thường sử dụng 2 loại: Sintrom (Acenocoumarol và Coumadin (warfarin).
Tại sao phải uống thuốc chống đông sau mổ thay van?
- Bệnh nhân thay van sinh học + nhịp tim đều (nhịp xoang) có thể không phải dùng thuốc chống đông.
- Bệnh nhân thay van tim cơ học: Phải uống kháng đông suốt đời.
- Bệnh nhân bị loạn nhịp tim (rung nhĩ) phải uống thuốc chống đông để ngăn ngừa đột quỵ.
Khi uống thuốc kháng đông cần theo dõi như thế nào
- Cần đo IRN (International Normalized Ratio) mỗi lần khám lại để chỉnh liều thuốc.
- IRN thấp: Dễ tạo cục máu đông gây kẹt van tim hay đột quỵ.
- IRN cao: Dễ gây biến chứng chảy máu.
IRN mục tiêu cho bệnh nhân thay van tim
- Van ĐMC cơ học: IRN = 2.0 - 3.0.
- Van 2 lá cơ học: IRN = 2.5 - 3.5.
- Van cơ học kèm tiền sử kẹt van, huyết khối trong nhĩ trái, biến chứng tắc mạch: IRN = 3.5 - 4.5 hay uống kèm thêm aspirin 75 - 100 mg/ngày.
Bao lâu nên đo IRN 1 lần?
- Bệnh nhân mới bắt đầu uống kháng đông nên đo IRN mỗi 1 đến 2 ngày trong 2 tuần đầu, cho đến khi IRN đạt mục tiêu 2 lần liên tiếp.
- Khi ổn định nên thử IRN định kỳ mỗi 2 đến 4 tuần 1 lần.
- Khi thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, thuốc uống, mắc bệnh khác hay có dấu hiệu chảy máu thì nên thử lại IRN.
Bệnh nhân uống thuốc kháng đông nên ăn uống ra sao?
- Thức ăn có nhiều vitamin K làm giảm tác dụng của thuốc chống đông (giảm IRN) như là: Bắp cải, bông cải, rau diếp, rau muống, cải xoăn, gan lợn, gan bò, gan gà vịt, bơ thực vật, cần tây, củ hành xanh, đậu nành, dầu đậu nành, dầu hướng dương,....
- Bệnh nhân vẫn có thể ăn được nhưng không nên ăn quá nhiều 1 lúc thức ăn có chứa nhiều vitamin K.
- Quan trọng nhất là chế độ ăn tương đối ổn định.
Bệnh nhân nên uống thuốc kháng đông như thế nào?
- Uống thuốc theo đơn, uống đều đặn, giờ nhất định, đúng liều lượng, không dừng thuốc đột ngột nếu không có ý kiến của bác sĩ.
- Có sổ ghi chép.
- Nếu quên thì có thể uống lại trong vòng 8 tiếng. Nếu quên trên 8 tiếng nên bỏ qua liều đó chờ uống liều tiếp theo. Không được uống gấp đôi liều thuốc để bù lại.
Bệnh nhân nên lưu ý
- Khi đau ốm, tai nạn, bệnh tật, phải nói cho bác sĩ biết là đang dùng thuốc chống đông.
- Khi làm bất kỳ thủ thuật phẫu thuật bệnh lý sản phụ khoa (mổ, đẻ,..) nào có chảy máu phải báo mình có mang van tim nhân tạo và đang dùng thuốc chống đông.
- Khi mang thai phải báo ngay với bác sĩ vì thuốc chống đông có thể gây dị tật thai nhi.
Bệnh nhân tránh để bị chấn, thương vết thương
- Cẩn thận khi dùng dao, kéo (mang bao tay).
- Nên dùng dao cạo điện, bàn chải đánh răng mềm, dùng chỉ nha khoa xỉa răng.
- Không dùng thuốc đường tiêm bắp.
- Nên mang giày dép chống trơn ngã.
- Không leo trèo đến những nơi dễ ngã.
- Tránh chơi các môn thể thao dễ bị chấn thương.
Những dấu hiệu cảnh báo biến chứng khi uống thuốc chống đông
- Xuất huyết dưới da.
- Chảy máu mũi, máu răng.
- Ho, nôn ra máu.
- Nước tiểu hồng, đỏ hoặc nâu.
- Đi ngoài ra máu hoặc phân đen.
- Kinh nguyệt kéo dài.
- Nhức đầu dữ dội và kéo dài.
- Sưng bàn chân hoặc bắp chân dai dẳng (kéo dài trên 1 đến 2 ngày) nhất là khi có đau.
- Dấu hiệu TBMN: Yếu nửa người, khó nuốt, nuốt sặc.
- Khi bị kẹt van tim do HK: Mệt, khó thở bất thường, đau ngực, nhịp tim nhanh, khạc đờm hồng.
Trong các trường hợp này bệnh nhân nên liên lạc với bác sĩ hoặc đến bệnh viện khám ngay.
Đề phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
- Phần lớn các nhiễm trùng van tim nhân tạo bắt nguồn từ nhiễm trùng răng miệng, tai mũi họng, ngoài da và từ các vết thương.
- Vệ sinh răng miệng, mũi họng cẩn thận, đi khám ngay nếu có vấn đề.
- Chăm sóc, giữ sạch các vết thương trên người, đi khám bác sĩ. Thông báo bác sĩ việc mang van tim nhân tạo của mình.
- Khi làm bất cứ thủ thuật gì có chảy máu phải dùng thuốc kháng sinh phòng niêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm