Những nhà sản xuất, nhập khẩu kẹo cao su phải đóng quỹ bảo vệ môi trường
Dưới góc độ của nhà sản xuất, nhập khẩu, ông Ông Edwin Seah, Hiệp hội ngành thực phẩm châu Á (FIA) cho rằng, các cơ quan chức năng nên cân nhắc về việc đưa kẹo cao su vào danh sách các sản phẩm phải đóng Quỹ bảo vệ môi trường để thu gom, xử lý chất thải.
Ông cho rằng, việc thải bỏ bã kẹo cao su không đúng cách chủ yếu là do vấn đề thiếu ý thức từ người tiêu dùng về việc thải bỏ sản phẩm đúng cách. Chính vì vậy, việc buộc nhà sản xuất kẹo cao su thực hiện EPR không đảm bảo hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề rác thải kẹo cao su. Thậm chí, mức phí được đề xuất sẽ làm tăng chi phí kinh doanh và do đó sẽ ảnh hưởng đến việc làm, bởi các nhà sản xuất kẹo cao su có nhà máy ở Việt Nam và đang sử dụng lao động địa phương.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, theo ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên & Môi trường, kẹo cao su chủ yếu được làm từ nhựa, nên tồn tại trong môi trường tự nhiên gây tác động xấu cho môi trường; hơn nữa, việc thu gom bã kẹo cao su là rất khó khăn nếu không muốn nói là không khả thi. Hầu hết các bã kẹo cao su hiện nay tại Việt Nam được thải bỏ trực tiếp ra môi trường, khó phân huỷ, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.
Việc đưa kẹo cao su vào danh sách các sản phẩm nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng Quỹ bảo vệ môi trường nhằm chia sẻ gánh nặng tài chính với nhà nước và người dân trong việc thu gom, xử lý bã kẹo cao su.
Ông Hùng cho biết thêm, hiện nay, kẹo cao su tại Việt Nam toàn bộ là mặt hàng nhập khẩu, lợi nhuận của mặt hàng này là rất lớn. Chính vì vậy, việc các nhà nhập khẩu chia sẻ lợi nhuận, giảm bớt gánh nặng với chính quyền và người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý bã kẹo cao su là hợp lý, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Hoàng Phượng, chuyên gia chính sách và pháp luật bày tỏ: Ở Việt Nam, bã kẹo cao su ở khắp mọi nơi, từ di tích, vỉa hè, ghế đá, nhà hát. Việc làm sạch bã kẹo cao su rất mất thời gian và công sức. Trên thế giới cũng thế, mỗi năm nước Anh phải chi hơn 400 triệu bảng Anh cho việc dọn dẹp đường phố vì bã kẹo cao su.
Hiện, nhiều nước trên thế giới đã có những quy định nghiêm khắc về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với kẹo cao su. Điển hình như, Singapore ban hành lệnh cấm hoàn toàn kẹo cao su vào năm 1992; Hàn Quốc áp chi phí 1,8 % giá bán hoặc nhập khẩu từ năm 1993; Pháp sẽ áp dụng trách nhiệm mở rộng với nhà sản xuất từ năm 2024…
Theo các nhà khoa học ước tính, kẹo cao su tạo nên 250.000 tấn chất thải trong các bãi chôn lấp của trái đất. Bã kẹo cao su đó có thể gây hại cho môi trường theo những cách khác nhau. Đôi khi, động vật cả trên cạn và dưới nước sẽ nhai phải bã kẹo bỏ đi và làm chúng bị nhiễm độc mà cơ thể chúng không thể thích nghi.
Theo TNVMT
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm